Dòng người 'ngược chiều' đổ về Kyiv

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một tấm ván có chiều ngang khoảng 50 cm và ngập một nửa trong dòng nước lạnh đang trở thành "hành lang" duy nhất được 10.000 người dân thành phố Irpin sử dụng để băng qua sông và chạy trốn tới thủ đô Kyiv.
Dòng người 'ngược chiều' đổ về Kyiv

Bỏ lại đằng sau những dòng xe cơ giới và tiếng súng, dòng người tị nạn đang cố gắng vượt qua dòng sông băng để tiến vào Kyiv, lúc này vẫn còn nằm trong tay quân đội Ukraine.

Hôm thứ Hai, quân đội Nga tuyên bố sẽ ngừng bắn để cho phép dân thường chạy trốn khỏi một số thành phố đang được nhắm làm mục tiêu, nhưng phía Ukraine bác bỏ ý kiến ​​này.

Cây cầu bê tông khổng lồ trước đó nối Irpin và Kyiv đã bị quân đội quân đội Ukraine đánh sập để làm chậm bước tiến của Nga, nhưng dân thường vẫn đổ về ngả đường này, bất chấp nguy hiểm.

Dòng người lũ lượt đi trên "cây cầu", từ phụ nữ, trẻ sơ sinh, chó mèo, xe đẩy, va li, xe đạp, những người bị thương và thậm chí có cả thi thể của những người xấu số.

Dòng người 'ngược chiều' đổ về Kyiv ảnh 1

Hàng dài người dân Ukraine băng qua các tấm ván gỗ để tới Kyiv. Ảnh: AFP

"Một người bạn đã đưa chúng tôi đến đây bằng ô tô, anh ấy sau đó giấu chiếc xe đi và chọn cách đi bộ như mọi người", Tetyana, 51 tuổi, giải thích khi bà tới được bờ Kyiv. "Có tiếng súng nổ ra ở mọi phía khi chúng tôi đi trên đường, nhưng chúng tôi. Tôi thực sự sợ hãi. Tôi tự nhủ rằng nếu tôi bị giết ngay tại chỗ thì không sao, nhưng nếu tôi bị thương, tôi sẽ phải bò, và điều đó không tốt chút nào."

Nguy hiểm vẫn chưa chấm dứt dù đã băng qua sông. Đầu tiên, Tetyana phải vượt qua một ngã tư lộ thiên, nơi đạn pháo vẫn có nguy cơ dội xuống. Chính quyền địa phương cho biết đã có tổng cộng 8 thường dân thiệt mạng tại khu vực này.

Sống hoặc chết

Ở phía bên kia bờ sông, Vasyl Povoroznyuk đang đợi một chiếc xe tải màu trắng để giúp đỡ những người tị nạn.

Vị sĩ quan 49 tuổi này đã tình nguyện đưa đón những người tị nạn từ chiến tuyến đến một khu vực an toàn hơn, nơi xe cứu thương và nhân viên y tế đang chờ những người bị thương.

"Tôi không cảm thấy sợ hãi cũng không hoảng loạn", ông khẳng định, mặc dù đang chạy trên tuyến đường với tốc độ lên tới 100 km/h. "Họ cần sự giúp đỡ. Nếu chúng tôi không làm thì ai sẽ làm. Đó là vấn đề sống hoặc chết, chúng tôi càng cứu được nhiều thì càng tốt".

"Ưu tiên trẻ nhỏ!" - Vasyl hét to khi thấy một nhóm khoảng 30 người di tản đang đứng đợi mình, họ vẫn cố gắng xếp hàng trong sự bình tĩnh.

“Cố lên người hùng tí hon,” ông nói với một cậu bé đang chạy với một thanh kiếm nhựa, rồi đưa một thanh sô cô la cho cậu.

Trước khi lên xe, Ania, một cô bé chưa quá 5 tuổi, bị tách khỏi cha mình, người đang đi tìm các thành viên khác trong gia đình.

"Ở lại đi!" Ania cầu xin cha khi đang bám lấy mẹ, trước khi một tiếng nổ vọng lại từ khu rừng.

"Chỉ có một tiếng nổ, đó là của quân đội Ukraine. Một tiếng còi rồi một tiếng nổ, đó là pháo của người Nga", Vasyl giải thích.

Dòng người 'ngược chiều' đổ về Kyiv ảnh 2

Liên Hợp Quốc ước tính xung đột Nga-Ukraine đã khiến hơn 1,5 triệu người sơ tán. Ảnh: AFP

Bất chấp các cuộc pháo kích, hàng trăm người vẫn sơ tán đến Kyiv và một số trong tình trạng rất tồi tệ. Một người phụ nữ lớn tuổi đã được khiêng trên thảm bởi sáu người lính.

"Mang xe buýt tới đây!", một cảnh sát hét to vào bộ đàm của anh ta.

Vài phút sau, những chiếc xe buýt màu vàng đã đến cùng với thị trưởng của Irpin, ông Oleksandr Markushyn, người đang tổ chức "hành lang nhân đạo" không chính thức và cũng không có sự trợ giúp của quân đội hai bên.

"Ở đây không ai nói về 'hành lang xanh', tôi nghĩ vì Irpin đang ở giữa trận chiến và không có ý định đầu hàng", vị thị trưởng trẻ tuổi nói.

Markushyn nhảy từ xe buýt này sang xe buýt khác với một khẩu súng trên vai còn đầu đội mũ bảo hiểm, cố gắng hết sức để trấn an người dân của mình.

"Vẫn còn 10.000 người phải sơ tán, có thể trong hai hoặc ba ngày tới, nhưng vẫn còn nhiều người không chịu rời khỏi nhà", Markushyn cho biết.

Theo AFP
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.