Đột phá trong thử nghiệm thuốc ngăn ngừa Covid-19 giai đoạn đầu

Một nhóm nghiên cứu quốc tế do Tiến sĩ Josef Penninger, Đại học Bristish Columbia (UBC), Canada, dẫn đầu đã tìm ra một loại thuốc thử nghiệm có tác dụng ngăn chặn cửa tế bào mà virus SARS-CoV-2 sử dụng để xâm nhập vào tế bào chủ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy một loại thuốc thử nghiệm có hiệu quả ngăn chặn cửa tế bào mà SARS-CoV-2 sử dụng để lây nhiễm cho vật chủ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm thấy một loại thuốc thử nghiệm có hiệu quả ngăn chặn cửa tế bào mà SARS-CoV-2 sử dụng để lây nhiễm cho vật chủ.

Nghiên cứu này được công bố ngày 2-4 trên tạp chí Cell, cho thấy triển vọng trong việc ngăn chặn sớm sự lây nhiễm của loại virus corona chủng mới.

Nghiên cứu cũng cung cấp nhiều hiểu biết hơn về các khía cạnh quan trọng của virus SARS-CoV-2 vốn gây bệnh Covid-19, và các tương tác của nó ở mức độ tế bào, cũng như làm thế nào nó lây nhiễm vào mạch máu và thận.

Giáo sư, Tiến sĩ Josef Penninger, Giám đốc Viện Khoa học đời sống và Chủ tịch Nghiên cứu về chức năng di truyền tại UBC nói: “Chúng tôi hy vọng những kết quả này có tác động đối với việc phát triển một loại thuốc mới cho việc điều trị đại dịch chưa từng thấy này”.

“Công việc này bắt nguồn từ sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu học thuật và các công ty, bao gồm nhóm của Tiến sĩ Ryan Conder tại công ty công nghệ sinh học toàn cầu STEMCELL Technologies ở Vancouver, Tiến sĩ tế bào gốc Nuria Montserrat tại Tây Ban Nha, Tiến sĩ Haibo Zhang và Tiến sĩ Art Slutsky từ Toronto và đặc biệt là nhóm sinh học truyền nhiễm của nhà khoa học Ali Mirazimi ở Thụy Điển. Những nhà khoa học này đã làm việc không mệt mỏi ngày và đêm trong nhiều tuần để hiểu rõ hơn về bệnh lý của căn bệnh này và cung cấp các lựa chọn đột phá trong điều trị".

Đột phá trong thử nghiệm thuốc ngăn ngừa Covid-19 giai đoạn đầu ảnh 1

Giáo sư, Tiến sĩ Penninger.

Các nhà khoa học đã xác định ACE2, một enzyme gắn vào bề mặt ngoài màng tế bào, được xác định là thụ thể chính của virus SARS-CoV-2. Trong nghiên cứu trước đó, Tiến sĩ Penninger và các đồng nghiệp cũng chính là những nhà khoa học đầu tiên xác định ACE2 là thụ thể chính trong bệnh viêm phổi cấp do virus SARS năm 2003. Phòng thí nghiệm của ông cũng tiếp tục nghiên cứu liên kết protein này với cả bệnh tim mạch và suy phổi.

Trong khi Covid-19 đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu, điều chúng ta cần là một liệu pháp kháng virus hay một biện pháp điều trị đặc biệt nhắm tới thụ thể ACE2 của virus SARS-CoV-2 để điều trị các ca bệnh nặng.

Tiến sĩ Art Slutsky cho biết: “Nghiên cứu mới này của chúng tôi cung cấp nhiều bằng chứng trực tiếp về một loại thuốc được gọi là APN01. Thuốc này sẽ sớm được Công ty công nghệ sinh học châu Âu Apeiron Biologics đưa vào thử nghiệm lâm sàng, nó sẽ hữu ích như một liều điều trị kháng virus cho căn bệnh Covid-19”.

Sử dụng nuôi cấy tế bào và các chất hữu cơ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bằng cách thêm một biến thể biến đổi gen của ACE2 (hoursACE2), virus SARS-CoV-2 đã bị ngăn không cho vào các tế bào. Theo kết quả nuôi cấy tế bào được phân tích trong nghiên cứu, hoursACE2 đã ức chế tải lượng virus corona theo hệ số 1.000-5.000.

Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng các mạch máu và các chất hữu cơ thận để chứng minh rằng SARS-CoV-2 có thể trực tiếp lây nhiễm và nhân lên trong các mô này, một nguyên nhân có thể gây ra suy đa tạng và tổn thương tim mạch trong các trường hợp Covid-19 nặng. Việc bổ sung hoursACE2 cũng làm giảm nhiễm SARS-CoV-2 ở những cơ quan này.

Ông Ali Mirazimi, trợ lý giáo sư tại Khoa Y học thuộc Phòng thí nghiệm Karolinska, một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi tin rằng với việc thêm bản sao enzyme này, hoursACE2 dụ dỗ virus tự gắn vào bản sao thay vì các tế bào thực tế. Nó làm cho virus phân tán khỏi các tế bào ở mức độ tương tự và sẽ dẫn đến giảm sự phát triển của virus ở phổi và các cơ quan khác.

Đột phá trong thử nghiệm thuốc ngăn ngừa Covid-19 giai đoạn đầu ảnh 2

Ở tế bào nuôi cấy được phân tích trong nghiên cứu hiện tại, hoursACE2 đã ức chế tải lượng virus corona theo hệ số 1.000-5.000.

Mặc dù nghiên cứu chỉ giới hạn ở nuôi cấy tế bào và các chất hữu cơ, Công ty Apeiron Biologics đã tuyên bố họ có kế hoạch tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm bệnh ở Trung Quốc với thuốc APN001, có chứa hoạt chất hoursACE2. APN001 được thiết kế và đã được thử nghiệm trong các thử nghiệm giai đoạn II đối với bệnh phổi.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các thí nghiệm của họ chỉ kiểm tra tác dụng của thuốc trong các giai đoạn đầu của nhiễm SARS-CoV-2 và cần nghiên cứu thêm để xác định xem nó có hiệu quả trong các giai đoạn phát triển bệnh sau này hay không.

Nghiên cứu này được Chính phủ Canada hỗ trợ một phần, thông qua tài trợ khẩn cấp tập trung vào việc thúc đẩy phát triển, thử nghiệm, và thực hiện các biện pháp để đối phó với dịch Covid-19.

Theo Nhân Dân
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?