Dự án lấn biển Lý Sơn: Sau 1 tháng bản kiến nghị của dân vẫn chưa nhận lời hồi đáp

(Ngày Nay) - Dự án lấn biển để xây dựng Khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes (gọi tắt là Dự án The Sea Eyes) ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khiến người dân ở đây lo ngại, bức xúc. Họ đã viết bản kiến nghị để trình lên các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa nhận được lời hồi đáp.

Dự án lấn biển để xây dựng Khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes (gọi tắt là Dự án The Sea Eyes) ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khiến người dân ở đây lo ngại, bức xúc. Họ đã viết bản kiến nghị để trình lên các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫ
Dự án lấn biển để xây dựng Khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes (gọi tắt là Dự án The Sea Eyes) ở huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khiến người dân ở đây lo ngại, bức xúc. Họ đã viết bản kiến nghị để trình lên các cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫ
Dự án lấn biển Lý Sơn: Sau 1 tháng bản kiến nghị của dân vẫn chưa nhận lời hồi đáp ảnh 1

Bản kiến nghị của người dân Lý Sơn về dự án The Sea Eyes. Ảnh: Xuân Thọ

Bản kiến nghị được gửi đến Ban thường vụ Đảng ủy và UBND xã An Vĩnh (nơi dự án dự kiến triển khai-PV); Ban thường vụ Huyện ủy, UBND và HĐND huyện Lý Sơn; HĐND và UBND tỉnh Quảng Ngãi và ông Nguyễn Hòa Bình, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, nay là Chánh án tòa án nhân dân tối cao.

Những người viết và ký bản kiến nghị là những người đại diện các ban khánh tiết, ban tư vấn nhà tiền hiền và đình làng An Vĩnh; ban khánh tiết đình làng xã An Hải, ban tế tự vạn Vĩnh Thạnh; đại diện các xóm, đội thuyền đua truyền thống, cũng như cán bộ và nhân dân trong xã.
Dự án lấn biển Lý Sơn: Sau 1 tháng bản kiến nghị của dân vẫn chưa nhận lời hồi đáp ảnh 2

Chữ ký của những người đại diện các ban khánh tiết, đình làng, tộc họ,... trong bản kiến nghị. Ảnh: Xuân Thọ

Bản kiến nghị đề cập, trong 2 ngày 20/12/2018 và 11/01/2019 một số cử tri, đại biểu của các khu dân cư trong xã đã được UBND xã An Vĩnh gửi giấy mời, tham vấn ý kiến về dự án. Ở phiên họp đầu tiên tại hội trường UBND xã An Vĩnh, đại biểu đi thưa thớt, ý kiến đa số không tán thành. Phiên họp thứ hai tại nhà Văn hóa thôn Đông - xã An Vĩnh, dưới sự chủ tọa của hai ông Nguyễn Viết Vy - Bí thư Huyện ủy Lý Sơn và ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn.
Tất cả 2 phiên họp, ý kiến của nhân dân đều bức xúc, bất an lo ngại cho tương lai xã An Vĩnh - Lý Sơn bị biến dạng (lợi bất cập hại) nếu công ty Hợp Nghĩa (là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Hợp Nghĩa, công ty mẹ của của Công ty Cổ phần Phát triển Lý Sơn đang xin chủ trương đầu tư dự án này - PV) được quy hoạch thực hiện trong diện tích 54,65 ha, nối dài từ cảng Bến Đình đang được nhà nước xây dựng, mở rộng đường đi bộ và nâng cấp để ngắm cảnh biển từ cảng Bến Đình đến cảng cá xã An Vĩnh theo dọc đường bờ kè chắn sóng, che chắn hết mặt tiền của xã An Vĩnh.
Nơi đây chính là vành đai chắn sóng, bảo vệ đảo. Cảnh quan môi trường sinh thái được thiên nhiên ban tặng rất nhiều hải sản mà dân trên đảo đã nuôi sống suốt hơn 400 năm qua. Đây chính là mặt tiền di tích của một hòn đảo tâm linh mà từ xưa tổ tiên gọi nơi đây là: "minh đường" điểm linh thiêng tích tụ tài lộc, thanh bình, hạnh phúc. Nơi đây được du khách ví như "Thiên đường giữa biển khơi", “vương quốc tỏi”, "quê hương hải đội Hoàng Sa" và đặc biệt là “đảo tâm linh”.
Tại đây di tích nối di tích, khởi đầu từ cảng Bến Đình di tích cấp tỉnh giếng Xó La. Ngoài vùng nước cạn là vũng Thầy tu bên trong bờ kè là dinh Bà Roi (Trinh Tịnh đường), lăng Tân di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh thờ vị thủy thần “Đồng đình Nam hải đại vương”, hiện lưu giữ bộ xương cá voi (cá ông) lớn nhất Đông Nam Á, Lân Vĩnh Hòa (dinh Chàm) di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Dự án lấn biển Lý Sơn: Sau 1 tháng bản kiến nghị của dân vẫn chưa nhận lời hồi đáp ảnh 3

Một trong những lo sợ của người dân là dự án sẽ lấp mất chỗ đua thuyền truyền thống hàng trăm năm qua. Ảnh: Xuân Thọ

Bên cạnh là trụ sở điện cáp ngầm điện lưới quốc gia nối từ đất liền ra đảo từ năm 2014. Tiếp theo là chùa Vĩnh Ân, đình làng An Vĩnh và Nhà tiền hiền được nhà nước tặng bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, hai nơi thờ đều có câu đối: “Ân đức dựng xây miền đảo Lý/ Nghĩa tình bồi đắp dải Hoàng Sa”.
Tiếp đến là lăng Chánh di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Sở Âm Hồn (chùa Âm Hồn); những di tích bên trong và ngoài biển là Bến Đình, cảnh quan trên được lưu truyền 2 câu đối: “Tiền hải, hậu sơn lưu thắng cảnh/ Tha phương, bái vọng tưởng cố hương”.
Bến Đình từ thời vua Gia Long, Minh Mạng đến thời Tự Đức nơi trước đây là điểm tổ chức lễ hội tế thần linh trong dịp xuân về và khao thưởng dân binh đi Hoàng Sa làm nhiệm vụ lịch sử và nơi đây ngày nay là điểm tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa của tỉnh Quảng Ngãi, nhằm tưởng niệm và tri ân các Hùng binh Hoàng Sa.
Do đó, “nếu bồi lấp sẽ mất hẳn chứng cứ lịch sử lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, minh chứng chủ quyền tổ quốc làm mất di tích là vô tình tiếp tay cho kẻ địch xuyên tạc lịch sử ở một huyện đảo có vị trí địa chính trị vô cùng lớn lao của Lý Sơn. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ văn hóa thể thao và du lịch tặng bằng Di tích lịch sử văn hóa phi vật thể cấp quốc gia” - bản kiến nghị ghi rõ.

Sau hai lần tham vấn ý kiến người dân về dự án nhưng không nhận được sự đồng thuận, trao đổi với phóng viên Ngày Nay, ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Nếu dân không đồng tình thì sẽ không làm”.

Đồng thời, bản kiến nghị cũng lý giải: Đặc thù của lễ hội đua thuyền tứ linh từ thời tổ tiên trao truyền cho biết bao thế hệ đời nay. Ngày xưa là “cạnh độ tứ linh” là lễ thức dâng cúng thần linh và các bậc nhân thần có công với dân với nước trong 4 ngày xuân, chúc mừng năm mới trước tiên dâng lễ sau là hội, đây là môn thể thao độc đáo của Lý Sơn, cũng là món quà của quê hương cho những người con vì đất chật người đông mà phải "tha phương cầu thực" xa xứ chỉ đợi ngày Tết mới về quê xem hội đua thuyền.

Thời tiết Lý Sơn vào dịp xuân về thường biển động, gió cấp 6, cấp 7 biển động mạnh "tháng giêng động dài, tháng hai động tố". Mặc dù biển động, mưa, gió mà dân vẫn mặc áo mưa động viên cỗ vũ lễ hội đua thuyền, không bỏ được. Vì dân ở đây tâm niệm vì lý do gì mà không tổ chức được, năm ấy tai họa sẽ ập đến mất mùa.
Theo thiết kế của công ty Hợp Nghĩa phải tạo một trường đua ngoài nước sâu (ngoài gò sóng) thật nhiêu khê, tốn kém và nguy hiểm. Tất nhiên thuyền đua sẽ bị sóng đánh chìm, nước sâu không phải như đua trong gò sóng - vận động viên (dân bơi) đua thuyền, chuyên nghề nông nghiệp bơi lội không được sẽ bị đuối nước đầu năm có thể chết người thì hệ lụy không gì đắp nổi.
Dự án lấn biển Lý Sơn: Sau 1 tháng bản kiến nghị của dân vẫn chưa nhận lời hồi đáp ảnh 4

Một góc vùng biển mà Công ty Cổ phần phát triển Lý Sơn xin làm dự án The Sea Eyes. Ảnh: Xuân Thọ

Vì những lý do trên, bản kiến nghị “ khẩn thiết cầu xin tổ quốc thiêng liêng gia hộ độ trì cho quý cấp xem xét, cân nhắc không cấp phép cho công ty Hợp Nghĩa tại khu vực này, để thế hệ con cháu đời sau khỏi đắc tội với tổ tiên thuở trước, các nhà nghiên cứu văn hóa - lịch sử, các nhà địa chất, các du khách đến Lý Sơn khỏi oán trách con cháu Lý Sơn đời nay không biết trân trọng bảo quản, phát huy di sản được thiên nhiên ban tặng chỉ vì lợi ích nhỏ mà đánh mất quê hương”.

Tuy nhiên, đến nay, sau 1 tháng gửi bản kiến nghị, người dân Lý Sơn vẫn chưa nhận được sự hồi âm từ các cơ quan chức năng. Ngày Nay đã liên hệ làm việc với các cơ quan chức năng về dự án này, sẽ thông tin đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Xuân Thọ
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?