Dư luận Hàn Quốc chờ đợi màn 'trả đũa chính trị'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau khi ông Yoon Suk-yeol giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống với tỉ lệ sít sao nhất từ ​​trước đến nay, dư luận Hàn Quốc đã dấy lên những đồn đoán về việc khi nào chính phủ mới sẽ mở các cuộc điều tra về hành vi sai trái liên quan đến ứng viên Lee Jae-myung và Tổng thống sắp mãn nhiệm Moon Jae-in.
Dư luận Hàn Quốc chờ đợi màn 'trả đũa chính trị'

Ông Yoon Suk-yeol - một cựu tổng công tố viên, đã liên tục chỉ trích chính quyền của Tổng thống Moon Jae-in. Một cựu trợ lý tổng thống thuộc bảo thủ từng cho biết điều đầu tiên mà một tổng thống mới sẽ làm khi lên nắm quyền đó là điều tra các vụ bê bối của người tiền nhiệm và các đối thủ của mình.

Cứ 5 năm, Hàn Quốc lại bầu tổng thống mới. Thông thường, các cơ quan thực thi pháp luật của chính quyền mới sẽ tiến hành nhiều cuộc điều tra nhắm các cáo buộc gian lận bầu cử hoặc lạm dụng quyền lực liên quan tới các nhà lập pháp đối lập hoặc các thành viên cấp cao thuộc chính quyền cũ.

Trong buổi báo sau cuộc bầu cử, tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol đã được hỏi về vụ Daejang-dong, một cáo buộc tham nhũng đối với dự án phát triển đô thị mà đối thủ Lee Jae-myung đã phụ trách khi còn là thị trưởng thành phố Seongnam (tỉnh Gyeonggi), từ năm 2010 đến 2018. Đáp lại, ông Yoon chỉ trả lời: "Hôm nay chúng ta đừng nói chuyện đó." Câu trả lời ám chỉ rằng ông không có ý định điều tra vụ việc ngay sau khi nhậm chức vào tháng 5.

Ông Yoon đã đánh bại ứng viên Lee Jae-myung chỉ với 0,73% số phiếu. Tỷ lệ chiến thắng nhỏ nhất trong các cuộc bầu cử tổng thống của Hàn Quốc đã làm nổi bật sự chia rẽ xã hội ngày càng sâu sắc. Một cuộc thăm dò của Gallup Korea được công bố vào ngày 18/3 cho thấy lựa chọn hàng đầu của những người được hỏi cho chương trình nghị sự của tổng thống sắp tới là "hội nhập, thống nhất quốc gia và hợp tác trong quản trị." Ngay sau chiến thắng của mình, ông Yoon cho biết đoàn kết dân tộc sẽ là ưu tiên hàng đầu của mình.

Bên cạnh đó, cán cân quyền lực trong quốc hội cũng sẽ là một điều mà ông cần bận tâm. Đảng Dân chủ cầm quyền, vốn chiếm gần 60% số ghế, sẽ trở thành nhóm đối lập lớn nhất sau khi chính phủ mới tuyên thệ nhậm chức. Tổng thống sẽ đề cử thủ tướng và các thành viên nội các, những người có năng lực sẽ được xem xét kỹ lưỡng tại các phiên điều trần của quốc hội. Nếu không có sự hợp tác từ phe đối lập, chính quyền của ông Yoon sẽ không thể thông qua bất kỳ dự luật nào, kể cả ngân sách.

Chính phủ Hàn Quốc mới sẽ phải tìm cách hợp tác với phe đối lập trong quốc hội trong khoảng 2 năm tới, cho tới khi cuộc tổng tuyển cử tiếp theo được tổ chức.

Trong khi đó, những người bảo thủ đang hướng tới một chế độ cầm quyền lâu dài bằng cách hợp nhất quyền lực trong ba giai đoạn. Các cuộc bầu cử khu vực vào ngày 1/6 là giai đoạn đầu tiên. Cuộc tổng tuyển cử dự kiến ​​vào năm 2024 là cuộc chạy đua thứ hai, trong đó họ đặt mục tiêu giành đa số ghế trong quốc hội. Cuộc chạy đua tổng thống năm 2027 là giai đoạn cuối cùng, chiến thắng đó sẽ cho phép họ nắm quyền trong nhiều năm tới.

Các cuộc bầu cử khu vực sẽ là cuộc thăm dò toàn quốc đầu tiên dưới thời chính quyền ông Yoon. Nếu phe bảo thủ có thể duy trì đà chạy đua như trong cuộc bầu cử tổng thống và giành chiến thắng, họ có thể vẽ lại bản đồ của các chính quyền địa phương.

Cuộc tổng tuyển cử vào năm 2024 sẽ rất quan trọng. Nếu phe bảo thủ thua cuộc, Tổng thống Yoon sẽ trở thành một "tổng thống vịt què'' - ám chỉ một nhà lãnh đạo có ít thực quyền do thuộc phe thiểu số trong quốc hội. Viễn cảnh thiếu vắng quyền lực thực sự trong suốt 3 năm của ông Yoon có thể khiến phe cấp tiến của đảng Dân chủ có cơ hội trở lại nắm quyền. Để tránh rơi vào kịch bản này, phe bảo thủ đang tìm cách đối phó với các đối thủ của họ.

Một thành viên cấp cao của phe này tin rằng các cuộc điều tra sẽ bắt đầu sau các cuộc thăm dò trong khu vực. "Chính phủ sẽ tiếp tục nói rằng họ không tìm cách trả thù, nhưng sẽ điều tra vụ Daejang-dong và tìm kiếm những bất thường trong bầu cử liên quan đến chính quyền Tổng thống Moon Jae-in để gây áp lực. Hai năm trước cuộc tổng tuyển cử sẽ rất quan trọng. Các cuộc bầu cử khu vực sẽ là khởi đầu của một cuộc chiến mới chống lại phe cấp tiến", người này nhận định.

Mục đích lớn nhất của chiến dịch điều tra sẽ là tước đi quyền lực của ông Lee Jae-myung. Thu hút được 47,83% phiếu bầu, ông Lee là người tiến gần nhất đến vị trí tổng thống trong số tất cả các ứng viên tổng thống thất bại trong quá khứ. Ở tuổi 57, ông Lee đủ tuổi để chạy đua cho một cuộc bầu cử mới, do đó cựu Thống đốc tỉnh Gyeonggi vẫn được coi là mối đe dọa đối với phe bảo thủ.

Tỉnh Gyeonggi thu hút nhiều sự chú ý cho các cuộc bầu cử khu vực vì đó là nơi ông Lee từng là thị trưởng và thống đốc, và đây cũng là tâm điểm của vụ bê bối Daejang-dong. Đây cũng là nơi duy nhất mà tổng thống đắc cử Yoon Suk-yeol không thể chiến thắng ngoại trừ vùng Jeolla, một thành trì của phe cấp tiến. Kết quả bầu cử ở tỉnh này sẽ quyết định quá trình điều tra vụ Daejang-dong.

Ông Yoon cam kết trong chiến dịch tranh cử tổng thống rằng sẽ điều tra vụ bê bối của Lee nếu đắc cử. Ông cũng khẳng định sẽ xem xét các cáo buộc liên quan đến những người trong chính quyền Moon, mặc dù ông cho biết tổng thống sẽ không tham gia vào các cuộc điều tra. Những người thân cận mô tả ông Yoon là một người đặc biệt cương quyết và không bao giờ rút lại lời nói của mình.

Khi còn là tổng công tố, Yoon đã phải từ bỏ cuộc điều tra về cáo buộc rằng một thành viên cấp cao của chính quyền Tổng thống Moon đã can thiệp vào cuộc chạy đua thị trưởng ở thành phố Ulsan vào năm 2018. Ông cũng có mâu thuẫn gay gắt với các Bộ trưởng Tư pháp Cho Kuk và Choo Mi-ae về việc cải tổ cơ quan công tố, khiến ông bị loại bỏ khỏi các cuộc điều tra hoặc bị đình chỉ nhiệm vụ.

Một số người trong phe bảo thủ hy vọng rằng ông Yoon sẽ tập trung điều tra đối thủ Lee Jae-myung và sẽ không động đến các cáo buộc liên quan đến chính quyền Moon Jae-in trong thời điểm hiện tại. Họ lo ngại rằng nếu ông Yoon gây sức ép quá mức đối với phe cấp tiến, công chúng có thể coi hành động của tân tổng thống là một màn trả đũa mang động cơ chính trị.

Trường hợp của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun là một ví dụ điển hình. Sau khi chính quyền bảo thủ lên nắm quyền đã đưa ông Roh vào diện điều tra, điều này đã khiến ông phải tự sát. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Roh đứng đầu trong số các tổng thống tiền nhiệm về mức độ tín nhiệm.

Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in từng là phụ tá của ông Roh Moo-hyun và là chủ tịch ban chỉ đạo lễ tang của ông. Ông Moon đã gọi cho người kế nhiệm vào ngày 10/3 và thúc giục đối phương bỏ qua xung đột và chia rẽ trong chiến dịch bầu cử và cố gắng đoàn kết quốc gia.

Nhưng khi nhậm chức cách đây 5 năm, ông Moon đã đặt việc "xóa sổ những tệ nạn lâu đời" là ưu tiên hàng đầu của mình, ngay lập tức bác bỏ lời hứa đoàn kết dân tộc mà ông đã đưa ra khi đắc cử.

Hai tổng thống bảo thủ nhậm chức sau ông Roh Moo-hyun đều bị bắt và bỏ tù. Dư luận trong và ngoài Hàn Quốc sẽ sớm có được câu trả lời về việc liệu lịch sử có lặp lại hay không.

Theo Nikkei Asia
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.