Dự trữ khí đốt của Đức sẽ cạn kiệt trong 1 đến 2 tháng tới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đức chỉ có đủ dự trữ khí đốt trong một hoặc hai tháng trong trường hợp dòng chảy khí đốt từ Nga bị ngưng hoàn toàn.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức. Ảnh: DPA/TTXVN
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức. Ảnh: DPA/TTXVN

“Nếu như chúng ta không nhận thêm khí đốt từ Nga và trải qua mùa Đông lạnh như mọi khi, lượng khí đốt được dự trữ ngay tại thời điểm này – bao gồm cả lượng khí đốt chuyển cho các quốc gia châu Âu khác như đã cam kết – có lẽ sẽ chỉ còn từ 1 đến 2 tháng”, Klaus Mueller – người đứng đầu Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức – trả lời tập đoàn truyền thông Funke.

Trước đó, Bộ Kinh tế Đức ngày 1/7 thông báo các cơ sở dự trữ khí đốt tự nhiên của nước này mới chỉ lấp đầy gần 61%.

Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck cảnh báo Đức có thể phải đối mặt với khả năng Nga ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt vào giữa tháng 7, làm gia tăng lo ngại rằng nước này có thể bị đẩy vào một cuộc suy thoái.

Phát biểu tại một sự kiện ở Munich ngày 4/7, ông Habeck nói rằng việc "phong tỏa hoàn toàn" đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) có thể bắt đầu vào ngày 11/7 tới, khi tập đoàn năng lượng Gazprom cho biết họ có kế hoạch tạm dừng giao hàng trên đường ống dưới biển từ Nga đến Đức để bảo trì định kỳ.

Bộ trên cũng cho hay Đức đang tiến hành đàm phán với Canada và Ủy ban châu Âu về cách thức trả lại các bộ phận quan trọng cho đường ống Dòng chảy phương Bắc của Nga.

Tháng trước, nhà cung cấp năng lượng của Nga Gazprom tuyên bố họ buộc phải cắt giảm 60% dòng khí đốt tự nhiên đến Đức qua đường ống Nord Stream, vì các tuabin của Siemens từ trạm bơm Portovaya ở Vyborg bị kẹt ở Montreal, nơi chúng được đưa đi bảo trì. Các bộ phận này thuộc lệnh trừng phạt của Canada đối với Nga và Ottawa cho biết họ không thể trả lại chúng vì sẽ vi phạm các hạn chế. Tình hình đã khiến một số nước EU phải công bố các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm sử dụng khí đốt tự nhiên.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).