Đức đối mặt với làn sóng phá sản do trừng phạt Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Hạ viện Đức Klaus Ernst cảnh báo Đức đang đối mặt với làn sóng phá sản do chính sách trừng phạt Nga.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đài RT (Nga), trong một bài đăng trên Twitter, nhà lập pháp Đức đã nhắc lại tuyên bố trước đây của Thủ tướng Olaf Scholz rằng các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt với Nga không nên ảnh hưởng nặng nề tới châu Âu hơn đối với Nga.

“Chúng ta đã áp đặt 7 gói trừng phạt nhằm vào Nga nhưng Gazprom đang thu lợi nhuận kỷ lục. Trong khi đó, chúng ta đang bị đe dọa bởi một làn sóng phá sản. Do đó, hãy đàm phán với Nga với tinh thần cởi mở”, ông Ernst nói.

Với giá khí đốt và điện tăng cao, Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), dự kiến ​​sẽ suy giảm vào năm 2023. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo có trụ sở tại Munich, cuộc khủng hoảng năng lượng đang tàn phá nền kinh tế Đức và có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 0,3% vào năm tới.

Đầu tháng này, chính trị gia khác của Đức, Sahra Wagenknecht, cho rằng Chính phủ nước này đã lôi kéo đất nước vào một “cuộc chiến kinh tế” toàn diện với nhà cung cấp năng lượng hàng đầu của Nga. Trong bào phát biểu trước Hạ viện, bà nói rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đang “tự gây tai họa” đối với chính nước Đức.

“Với giá năng lượng vượt tầm kiểm soát, nền kinh tế phát triển của Đức sẽ sớm trở thành quá khứ tốt đẹp”, nghị sĩ Wagenknecht cảnh báo và kêu gọi giới chức nên hủy bỏ các lệnh trừng phạt và tham gia vào các cuộc đàm phán với Moskva.

Theo báo cáo, trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế Đức phục hồi nhẹ và tăng trưởng 0,1% trong quý II. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong nửa cuối năm đã trở nên mờ nhạt. Lạm phát đã tăng trở lại trong tháng 8 với mức 7,9%. Trong tháng 9, gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và vé tháng phương tiện công cộng 9 euro không còn hiệu lực nên tỷ lệ lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Báo cáo cũng nêu rõ cú sốc giá năng lượng do nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh đang ngày càng ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế Đức.

Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.