Đức hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
Chính phủ Đức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2022, cho rằng sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron xuất hiện là nguyên nhân kìm hãm sự phục hồi của quốc gia công nghiệp hàng đầu châu Âu này.
Đức hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022

Báo cáo của Bộ Kinh tế Đức công bố ngày 26/1 cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức ước tính sẽ tăng 3,6% trong năm 2022, giảm so với mức dự báo 4,1% đưa ra trước đó. Theo báo cáo trên, do tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp, những tháng đầu năm sẽ vẫn là giai đoạn kinh tế hoạt động cầm chừng, đặc biệt là các ngành dịch vụ. Sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này chỉ đạt tốc độ trở lại khi làn sóng dịch COVID-19 chững lại và những “đứt gãy” trong chuỗi cung ứng toàn cầu dần được khắc phục trong năm 2022. Dự báo trên của Bộ Kinh tế bi quan hơn so với mức dự báo tăng trưởng mà Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đưa ra là 4,2% trong năm nay.

Đức, quốc gia có nền kinh tế định hướng xuất khẩu vốn bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu và thiếu nguyên liệu thô do đại dịch COVID-19 gây ra, đã trải qua tiến trình phục hồi chậm chạp hơn so với các nền kinh tế lớn khác ở châu Âu như Pháp và Italy. Chế tạo ô tô là ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với những gã khổng lồ như Volkswagen, BMW và Daimler buộc phải cắt giảm sản lượng tại một số nhà máy do tình trạng thiếu chip bán dẫn.

Theo số liệu chính thức công bố tháng 1/2022, năm 2021, GDP của Đức chỉ đạt 2,7%, thấp hơn nhiều so với dự báo của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra trung bình khoảng 5%.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng sự gia tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 có thể là yếu tố đảm bảo kiểm soát bền vững đại dịch trong năm nay và đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế. Báo cáo của bộ trên cho biết chi tiêu tiêu dùng sẽ là động lực tăng trưởng chính trong bối cảnh các doanh nghiệp dần dần phục hồi và đáp ứng nhu cầu bị dồn nén từ lâu của người dân.

Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất công nghiệp cũng hy vọng có thể đạt xuất khẩu cao hơn khi tiến trình phục hồi toàn cầu sau cú sốc đại dịch tiếp tục diễn ra.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.