EU đưa ra văn bản cuối cùng trong đàm phán hạt nhân với Iran

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 8/8, một quan chức giấu tên của Liên minh châu Âu (EU) cho biết EU đã đưa ra văn bản cuối cùng tại các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 với Iran.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell thăm Iran. (Ảnh: The Guardian)
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell thăm Iran. (Ảnh: The Guardian)

Phát biểu với báo giới, quan chức này nêu rõ các bên đã làm việc trong 4 ngày và văn bản hiện đã được đưa ra thương lượng. Theo quan chức này, đàm phán đã kết thúc, đây là văn bản cuối cùng và sẽ không được đàm phán lại. Quan chức EU nhấn mạnh giờ đây quyết định thuộc về các nước, đồng thời bày tỏ hy vọng nội dung văn bản sẽ được chấp thuận trong vài tuần tới.

Phía Iran hiện đang xem xét nội dung trên. Hãng thông tấn Iran IRNA dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Iran cho biết ngay khi nhận được những ý tưởng này, Tehran đã xem xét và phản hồi. Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, Iran sẽ bổ sung đánh giá và quan điểm sau.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Iran và Mỹ đã nối lại các cuộc đàm phán gián tiếp vào ngày 4/8 nhằm khôi phục Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), thỏa thuận hạt nhân do Tehran ký với Nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) vào tháng 7/2015.

Trước đó, các cuộc đàm phán nhằm cứu vãn JCPOA đã bắt đầu từ tháng 4/2021, song bị đình trệ từ tháng 3 năm nay. Theo thỏa thuận JCPOA, Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các trừng phạt áp đặt với nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận năm 2018 và tái áp đặt trừng phạt kinh tế, khiến Iran cũng giảm các cam kết của nước này trong thỏa thuận.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cuối tuần qua, Ngoại trưởng Iran đề nghị Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn đọng liên quan những nghi ngờ về vật liệu hạt nhân tại những địa điểm chưa được công bố.

Vào tháng 6, Ban giám đốc IAEA đã thông qua một nghị quyết cho rằng Iran không giải thích thỏa đáng về các dấu vết urani làm giàu được phát hiện trước đó tại 3 địa điểm chưa được công bố. Ngày 5/8 vừa qua, Tehran khẳng định rằng các vấn đề xung quanh các địa điểm chưa công bố “mang tính chất chính trị và không nên được sử dụng làm cái cớ để chống lại Iran trong tương lai”.

Cùng ngày, IRNA đưa tin các nhà đàm phán hạt nhân của Iran sẽ trở về thủ đô Tehran từ Vienna (Áo) sau nhiều ngày đàm phán gián tiếp với Mỹ. Các cuộc tham vấn với bên điều phối đàm phán và các bên khác sẽ vẫn được duy trì.

LHQ cảnh báo khủng hoảng nhân đạo tại Gaza đang xấu đi
LHQ cảnh báo khủng hoảng nhân đạo tại Gaza đang xấu đi
Ngày 7/12, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths nhận định chương trình nhân đạo hiện nay tại Dải Gaza đã hoạt động không còn hiệu quả.
Tổng thống Nga khẳng định kinh tế năm 2023 tăng trưởng ít nhất 3,5%
Tổng thống Nga khẳng định kinh tế năm 2023 tăng trưởng ít nhất 3,5%
Phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp “Nước Nga mời gọi!” ngày 7/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 3,2% trong 10 tháng, cao hơn so với trước khi bị phương Tây trừng phạt. Tổng thống Putin lưu ý: "Và trong 10 tháng năm nay, tổng sản phẩm quốc nội của Nga đã tăng 3,2%. Hiện con số này đã cao hơn so với trước đợt trừng phạt của phương Tây".