Giai đoạn quyết định thành bại với Tổng thống Trump trước thềm bầu cử Mỹ

Hỗ trợ tài chính của chính phủ rồi cũng sớm hết, các trường học chật vật về kế hoạch mở cửa trở lại trong khi việc tái phong tỏa khiến kinh doanh đình trệ ở một số nơi – dịch COVID-19 xảy ra với nhiều biến động ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống quan trọng của Mỹ.
Tổng thống Trump đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Ảnh: AP
Tổng thống Trump đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Ảnh: AP

Theo tờ Politico (Mỹ), đây cũng là giai đoạn nước rút với vấn đề then chốt mà các nhân viên và cố vấn của Tổng thống Trump tin rằng sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của ông trong tháng 11.

Những quyết định quan trọng từ giữa tháng 7 cho tới Ngày Lao động Mỹ (thứ hai đầu tiên của tháng 9) sẽ đặt nền móng cho bức tranh nền kinh tế Mỹ vào tháng 10 tới trước cả khi cử tri có thể đưa ra quyết định cuối cùng.

Trong khi đó, Nhà Trắng vẫn phải đối mặt với khó khăn chồng chất từ dịch COVID-19. Các thống  đốc đang ra sức xử lý dịch COVID-19 để tránh tình trạng rơi sâu vào suy thoái. Việc các thành phố và tiểu bang có mở cửa trở lại trường học đúng lịch hay không sẽ đóng vai trò quyết định đối với việc phụ huynh quay trở lại làm việc. Các nghị sĩ Mỹ cũng tranh cãi về gói cứu trợ kinh tế thứ 4.

Đây là “tổ hợp thách thức” đối với Tổng thống Trump. Trong khảo sát gần đây do Wall Street Journal/NBC News thực hiện, có 54% cử tri đồng tình với cách Tổng thống Trump điều tiết nền kinh tế. Ngay cả khi tỷ lệ ủng hộ giảm xuống còn 42%, thì ông Trump vẫn dẫn trước cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden 11 điểm phần trăm trên toàn quốc.

Ông Michael Strain tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định: “Nếu Tổng thống muốn nền kinh tế theo quỹ đạo đi lên vào đầu tháng 10 thì việc có chính sách đúng đắn trong tháng 7 và tháng 8 là rất quan trọng”.

Các thuộc cấp và đồng minh của Tổng thống Trump muốn tận dụng lợi thế đối đa và đều nhận ra 6 tuần tới là thời gian then chốt cho nỗ lực này. Họ gây áp lực để các thành phố và tiểu bang mở cửa trở lại trường học với học sinh tham gia đầy đủ. Mặc dù vậy, một số trường học đã tuyên bố tiến hành hình thức học trực tuyến.

Cấp dưới của Tổng thống Trump chuyên trách kinh tế cũng bắt đầu đàm phán với các nghị sĩ để thúc đẩy cắt thuế quỹ lương cùng những biện pháp khác nhằm khuyến khích nhà tuyển dụng tiếp tục giữ việc làm cho người lao động trong thời kỳ kinh tế khó khăn do COVID-19.

Số ngân sách mà quốc hội quyết định rót vào nền kinh tế nằm trong gói cứu trợ tiếp theo sẽ tác động mạnh đến những người Mỹ thất nghiệp.

Việc mở cửa các trường học cũng quan trọng không kém. Ông Michael Strain nói: “Bạn không thể mở cửa trở lại nền kinh tế trong khi các trường học vẫn nghỉ. Các nhà lập pháp bang và địa phương dường như muốn có cả 2 trong cùng một thời điểm nhưng đó không phải một giải pháp. Người lao động không thể làm việc trong nhiều trường hợp nếu con cái họ vẫn ở nhà. Đối với những người làm việc tại nhà có con cái, họ sẽ giảm thời lượng lao động”.

Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng trong tháng 7 đưa ra đánh giá rằng một năm trường học không hoạt động có thể dẫn tới 7-11% giảm trong thu nhập tương lai. Việc đóng cửa trường học còn ảnh hưởng không nhỏ đến những bà mẹ đơn thân.

Trong khi đó, ông Stephen Moore tại Quỹ Heritage đã khuyến khích Nhà Trắng ngừng việc hỗ trợ người Mỹ thất nghiệp 600 USD/tuần. Ông Stephen Moore nói: “Nên đưa 600 USD/tuần quay trở lại với hệ thống thất nghiệp truyền thống. Bạn không thể duy trì trả tiền cho người không làm việc. Việc tái đắc cử của Tổng thống Trump dựa vào việc làm đúng điều này và tạo cơ sở để khôi phục mạnh mẽ trong mùa thu. Ông ấy có thể tái đắc cử nếu kinh tế hồi phục với nhịp độ tốt, nhưng điều đó hiện giờ chưa chắc chắn”.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Trump đã nêu các ý tưởng bao gồm chi trả trực tiếp cho người đóng thuế, bảo vệ trách nhiệm pháp lý cho người lao động và doanh nghiệp, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn quyết định thành bại với Tổng thống Trump trước thềm bầu cử Mỹ ảnh 1

Người xin đệ đơn thất nghiệp tại Mỹ. Ảnh: NBC News

Phó thư ký báo chí Nhà Trắng nêu rõ: “Chúng tôi vẫn thấy thách thức đối với hàng triệu ngời Mỹ do việc đóng cửa kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Nhưng khi quốc gia mở cửa trở lại, chính quyền Tổng thống Trump cần ưu tiên các chính sách và động cơ kinh tế có mục đích khuyến khích kinh doanh hoạt động trở lại và chuyển hướng tới tuyển dụng an toàn, chuyển những người Mỹ chăm chỉ lao động từ trạng thái hưởng trợ cấp thất nghiệp sang được tăng lương. Tổng thống Trump đã gây dựng nền kinh tế ấn tượng nhất trong lịch sử với thuế thấp, thương mại tương hỗ, độc lập năng lượng”.

Các quan chức phụ trách kinh tế trong chính quyền Tổng thống Trump tự hào về công việc đã thực hiện được với Đạo luật CARES, gói cứu trợ góp phần giảm gánh nặng kinh tế khi nước Mỹ bắt đầu phong tỏa từ tháng ba để tránh dịch COVID-19 lây lan. Nhiều thành viên trong Nhà Trắng nhận định rằng “số phận nền kinh tế” song hành chặt chẽ với khả năng kiểm soát dịch COVID-19 của Mỹ.

Các cố vấn chính trị của Tổng thống Trump vẫn coi kinh tế là thông điệp vận động tranh cử tốt nhất của ông trong mùa thu này bởi trước khi đại dịch xảy ra, ông Trump đã “ghi điểm” trong một thời gian với tỷ lệ thất nghiệp thấp và kinh tế khởi sắc.

Tờ Politico dẫn lời một thành viên đảng Cộng hòa giấu tên cho biết người dân không đổ lỗi cho Tổng thống Trump về sự đi xuống của nền kinh tế, họ đổ trách nhiệm lên dịch COVID-19.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.