Giải mã bí ẩn hiện tượng bóng đè

(Ngày Nay) - Theo các khảo sát của ngành tâm thần học, có từ hơn 10-40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng bị “bóng đè”.
Khi bị bóng đè, cảm thấy tức ngực khó thở, toàn thân tê cứng không cử động được.
Khi bị bóng đè, cảm thấy tức ngực khó thở, toàn thân tê cứng không cử động được.

Theo các khảo sát của ngành tâm thần học, có từ hơn 10-40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng bị “bóng đè”. Nhiều người tin rằng “bóng đè” là do “người âm” hoặc “thần thánh” gây ra, hoặc do người bị “yếu bóng vía”. Từ đó dẫn đến tình trạng dán bùa đeo ngải, uống nước thải tàn nhang để mong “trục xuất” bóng ra… Vậy thực hư của hiện tượng này là gì?

Các trạng thái khác nhau của hiện tượng “bóng đè”

Trên thực tế, có rất nhiều kiểu “bóng đè” với những diễn biến khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, có một điểm chung là sự tức ngực, ngạt thở giống y hệt như những triệu chứng lâm sàng của một cơn ngừng tim, suy hô hấp nhưng không vùng vẫy hay kêu la được... Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn sợ, không dám hoặc không thể ngủ tiếp được nữa.Ngành tâm thần học chia “bóng đè” thành 3 nhóm:

Ảo giác đột nhập: Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ… Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, lúc tỉnh dậy mình mẩy mỏi nhừ - là hậu quả của những cơn co cơ.

Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị “bóng đè” dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất với những cảm giác y như thật, chẳng khác gì đi máy bay trong những hôm thời tiết xấu, máy bay lọt vào một ổ trống không khí, ruột gan như muốn trào ra ngoài. Một cảm giác “thật” xuất hiện trong một thực tế “ảo”.

Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đáy mà chỉ rơi lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Lúc đó, người họ vã mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài ba phút họ mới trấn tĩnh lại được.

Ảo giác thực thể: Đây là dạng “bóng đè” phổ biến nhất, phần lớn xuất hiện vào khoảng gần cuối giấc ngủ. Những người này bị “bóng đè” ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê dại, không thở được. Chỉ đến khi xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Lúc ấy, họ thở hổn hển, ra nhiều mồ hôi. Có người do suy nhược thần kinh, một đêm bị “đè” 2 - 3 lần khiến họ “sợ” ngủ. Lâu dài dẫn đến suy nhược cơ thể.

Giải mã bí ẩn của “bóng đè”

“Bóng đè” đã được nhắc đến từ vài nghìn năm trước. Nhưng thời đó người ta tin rằng “bóng đè” là hiện tượng siêu nhiên, huyền bí, do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra. Khi y học phát triển và hiện tượng “bóng đè” lần lượt được các nhà tâm thần học giải mã, các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã đi đến kết luận rằng “bóng đè” là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn “thức - ngủ” của não bộ bị đứt quãng.

Ở một người bình thường, giấc ngủ diễn ra theo từng chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài từ 90 - 110 phút, được chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn đầu và giai đoạn sau của giấc ngủ. Giai đoạn đầu của giấc ngủ kéo dài khoảng 70 - 90 phút được chia thành 4 trạng thái: Trạng thái 1 kéo dài từ 5 - 10 phút, lúc đó thường chỉ lơ mơ và rất dễ tỉnh giấc. Trạng thái 2 kéo dài khoảng 10 phút, gọi là giai đoạn “ngủ nhẹ”. Trạng thái 3 gọi là “tiền ngủ sâu”, nhịp thở và nhịp tim xuống đến mức thấp nhất rồi rất nhanh chóng người ta rơi vào trạng thái 4. Trạng thái 4 gọi là “ngủ sâu”, thở đều, tư thế nằm hầu như không thay đổi. Lúc này, nếu bị đánh thức đột ngột, người ta không điều chỉnh được cơ thể ngay lập tức mà thường cảm thấy mất thăng bằng, mất phương hướng trong vài chục giây.

Sau khi đi vào “giai đoạn đầu” của giấc ngủ, con người rơi vào “giai đoạn sau” của giấc ngủ rồi họ tỉnh nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Liền ngay sau đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng “bóng đè” hoặc “ác mộng”.

Rối loạn giấc ngủ hay chấn thương tâm lý

TS. Clete Kushida - Giám đốc Y khoa của Trung tâm Y tế Sleep Stanford ở Redwood, California (Mỹ) cho rằng, bên cạnh nguyên nhân rối loạn vòng tuần hoàn “ngủ - thức”, “bóng đè” còn là triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp tâm thần sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, hoặc trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống. Ngay cả chất lượng giấc ngủ cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng “bóng đè”.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hiện tượng bóng đè có liên hệ gần với giấc ngủ có trạng thái REM. Những gì dường như xảy ra trong lúc bị bóng đè là một phần bộ não thức dậy, hoàn toàn tỉnh táo nhận thức mọi vật xung quanh, trong khi một phần khác của não bộ như vùng chỉ huy hệ thần kinh vận động vẫn ở trong giấc ngủ có trạng thái REM khiến cho hầu hết cơ vận động của cơ thể bị tê liệt. Nói cách khác, tâm trí có ý thức đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không.

Một khảo sát gần đây nhất tại Anh quốc được công bố trên Tạp chí Giấc ngủ của tác giả Dan Dennis - Đại học Sheffield, trong một nghiên cứu, 30% trong số 862 người được hỏi nói rằng họ đã trải qua trạng thái bóng đè ít nhất 1 lần trong đời. Khoảng 8% trong số đó nói rằng họ thường xuyên bị hiện tượng này khi ngủ. Tổng hợp có hệ thống từ hơn 30 công trình nghiên cứu trên khắp thế giới chỉ ra rằng 10% dân số gặp phải tình trạng bóng đè trong giấc ngủ và những người nghiện ma túy, nhất là ma túy “đá” thường có tỉ lệ bị “bóng đè” cao nhất mỗi khi họ đói thuốc.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, “bóng đè” không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể. Nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc và những nguyên nhân tác động ngoại lai khác như các chất kích thích, rối loạn nhịp tim...

 Phòng “bóng đè” cách nào?

Để phòng hiện tượng “bóng đè”, trong nghiên cứu của tác giả Sharpless BA - Đại học Washington (Mỹ), các chuyên gia về tâm thần cho biết, cần ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng, không khí lưu thông tốt, tư thế nằm thoải mái, quần áo ngủ đủ rộng để máu lưu thông điều hòa, tránh tình trạng “ngày ngủ, đêm thức”. Hạn chế uống trà pha đậm, cà phê từ 3 - 5 tiếng đồng hồ trước khi ngủ vì chất cafein sẽ kích thích não bộ, ngăn chặn cơn buồn ngủ.

Khi hàm lượng cafein giảm đi, người ta mới ngủ nhưng ngủ không sâu, nhất là ở “giai đoạn sau” của giấc ngủ. Không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều rượu, bia trước khi ngủ vì giấc ngủ trong trường hợp này thường bị não bộ bỏ qua giai đoạn “ngủ nhẹ” và “tiền ngủ sâu” nên dễ bị “bóng đè”.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.