Giáo dục trực tuyến thành một phần tất yếu trong trường học

[Ngày Nay] - Bộ Giáo dục và Đào tạo đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Thông tư quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để có thể áp dụng trong năm học mới 2020-2021. Theo đó, giáo dục trực tuyến sẽ được pháp lý hóa và trở thành một phần của giáo dục thường xuyên trong các nhà trường chứ không chỉ là một giải pháp tình thế trong mùa COVID-19.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đổi mới phương pháp dạy và học

Trong năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh không thể đến trường suốt ba tháng ở học kỳ hai, các trường học trên cả nước đã phải chuyển sang dạy trực tuyến. Tuy nhiên, điều này đã làm lộ ra nhiều khoảng trống pháp lý của phương thức giáo dục này như thế nào là giáo dục trực tuyến, việc công nhận học phần, từ đó nảy sinh nhiều tranh cãi giữa nhà trường và phụ huynh về vấn đề học phí, đặc biệt là ở các trường ngoài công lập.

Nếu trong trường hợp do dịch bệnh hoặc hoàn cảnh bất khả kháng, dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn dạy học trực tiếp thì tới đây, khi đã có quy định chính thức về dạy hoc trực tuyến, việc thực hiện cũng sẽ bài bản hơn”. Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tái bùng phát tại Việt Nam và diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành hơn so với đợt một, giáo dục trực tuyến lại là một giải pháp mà ngành giáo dục phải tiếp tục tính đến.

Bên cạnh đó, học trực tuyến là xu thế tất yếu của giáo dục trong kỷ nguyên của cách mạng 4.0, khi ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học ngày càng được chú trọng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục.

Theo ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi xây dựng Dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, Bộ xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến được trường vì những lý do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh. Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

Công khai học phí ngay đầu năm học

Theo ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sẽ có ba hình thức học trực tuyến với ba cấp độ: hỗ trợ dạy học trực tiếp, thay thế một phần dạy học trực tiếp và ở mức độ cao nhất là thay thế hoàn toàn dạy học trực tiếp.

Trong đó, hình thức thay thế hoàn toàn dạy trực tiếp chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.

Các nội dung học trực tuyến được lựa chọn phù hợp, thậm chí có thể chi tiết đến từng phần của một bài học, phần nào học trực tuyến được, phần nào không thể học trực tuyến.

Cũng theo ông Nam, do việc dạy trực tuyến liên quan đến nhiều yếu tố như trình độ giáo viên, cơ sở vật chất (máy tính, hệ thống internet...) nên dù được đưa vào là một phần của giáo dục thường xuyên nhưng không phải là bắt buộc với các nhà trường. “Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định khung, còn việc thực hiện tới đâu là do các địa phương, nhà trường chủ động để phù hợp với thực tế. Vì vậy sẽ không tạo ra áp lực với giáo viên hay học sinh,” ông Nam nói.

Với các địa phương vùng khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có chính sách riêng, như việc phối hợp với các nhà mạng để hỗ trợ đường truyền, nền tảng phần mềm...

Liên quan đến vấn đề gây nhiều tranh cãi thời gian qua là học phí cho thời gian dạy trực tuyến trong các nhà trường, ông Thái Văn Tài cho rằng điều này do vừa qua, việc học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, chưa có sự thỏa thuận từ trước giữa phụ huynh và nhà trường cũng như chưa có kiểm soát về chất lượng học.

“Dự thảo đang tiếp cận dạy học trực tuyến ở mục tiêu số một là nhằm nâng cao chất lượng chương trình chính khoá. Do vậy, học phí được thiết kế theo chương trình chính khoá được công bố ngay từ đầu năm học. Nếu trong trường hợp do dịch bệnh hoặc hoàn cảnh bất khả kháng, dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn dạy học trực tiếp thì tới đây, khi đã có quy định chính thức về dạy hoc trực tuyến, việc thực hiện cũng sẽ bài bản hơn,” ông Tài nói.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.