Góc nhìn về bạo lực và cuộc khủng hoảng sắc tộc của nước Mỹ

George Floyd có lẽ đã trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất không chỉ ở nước Mỹ suốt mấy ngày vừa qua, như một "giọt nước tràn ly" khiến nước Mỹ bị nhấn chìm trong cuộc khủng hoảng sắc tộc.
Góc nhìn về bạo lực và cuộc khủng hoảng sắc tộc của nước Mỹ ảnh 1

Người biểu tình tuần hành tại Minneapolis, Mỹ, bày tỏ phẫn nộ trước cái chết của người da màu George Floyd. (Ảnh: THX/TTXVN)

George Floyd có lẽ đã trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất không chỉ ở nước Mỹ suốt mấy ngày vừa qua.

Buồn thay, đó là sự nổi tiếng không ai mong muốn: người đàn ông Mỹ gốc Phi đã tử vong vì không thở được dưới sức nặng của viên cảnh sát đè đầu gối lên cổ anh trong hơn 8 phút trên hè đường thành phố Minneapolis , tiểu bang Minnesota. George Floyd đã chết và không thể chứng kiến những gì đang xảy ra ở nước Mỹ. Còn viên cảnh sát, bị cáo buộc liên quan tới cái chết của George Floyd, giờ đây chờ ngày ra hầu tòa với tội danh giết người, chắc cũng không thể ngờ vụ việc anh ta gây ra lại trở thành "giọt nước tràn ly" khiến nước Mỹ bị nhấn chìm trong cuộc khủng hoảng sắc tộc lớn đến vậy.

Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 còn chưa qua, nước Mỹ lại liêu xiêu với hàng loạt các cuộc biểu tình bạo loạn, đốt phá, đụng độ nổ súng xảy ra ở khắp nơi….Đêm 2/6, cảnh sát đã phải dùng tới bình xịt hơi cay và lựu đạn phát sáng dẹp đám đông phẫn nộ để mở đường cho Tổng thống Donald Trump tới được nhà thờ St John gần Nhà Trắng, nơi bị đám đông biểu tình quá khích đốt phá ngay đêm trước đó, chỉ để Tổng thống chụp một kiểu ảnh với cuốn kinh thánh trong tay, có lẽ để phát đi thông điệp kêu gọi nước Mỹ bình tĩnh vào thời khắc khó khăn này chăng?

Thế nhưng, bất chấp hàng trăm cuộc bắt bớ của cảnh sát, lệnh giới nghiêm được ban bố ở nhiều nơi, bao gồm cả thủ đô Washington D.C và thành phố New York, và cả lời kêu gọi thống thiết của chính Terrence Floyd, em trai của người đã khuất George Floyd, xin mọi người hãy ngừng đập phá, tình trạng biển người biểu tình phẫn nộ và hỗn loạn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Làn sóng biểu tình phản đối bạo lực sắc tộc còn lan sang tận bên kia bờ Đại Tây Dương và khu vực Nam bán cầu, với nhiều cuộc xuống đường ở Anh, Đức, Thụy Sĩ, New Zealand, Australia...

Cuộc khủng hoảng sắc tộc ấy không chỉ diễn ra ngoài đường phố, mà ngay chính trong gia đình viên cảnh sát Derek Chauvin: Vợ viên cảnh sát, một người Mỹ gốc Á, vừa đệ đơn ly hôn sau khi vụ việc xảy ra, đồng thời cũng xin đổi tên để không còn dính líu tới họ Chauvin nữa và thậm chí chị cũng tuyên bố luôn không muốn nhận bất kỳ chu cấp gì từ chồng mình theo luật pháp Mỹ.

Có lẽ, giống như triệu triệu người đang biểu tình bày tỏ sự căm phẫn ngoài kia, vợ cảnh sát Chauvin đã không thể chấp nhận chính chồng mình sau khi xem đoạn video đầy ám ảnh, đoạn video khiến người ra thấy đau lòng vì sự vô cảm, nhẫn tâm trước nỗi đau và lời van xin đau đớn của đồng loại. Đoạn video đã thể hiện một cách trần trụi tình trạng phân biệt chủng tộc hết sức sâu sắc tại nước Mỹ ngay trong những ngày này của thế kỷ XXI, hơn 50 năm sau khi nước Mỹ đã luật hóa việc nghiêm cấm kỳ thị dựa trên chủng tộc vào năm 1964.

Vụ George Floyd đúng hơn là giọt nước tràn ly bởi tình trạng người gốc Phi bị kỳ thị, nhất là bị cảnh sát kỳ thị, không phải là điều hy hữu ở Mỹ. Những người sống ở New York vẫn còn chưa quên vụ công dân da màu Eric Garner bị một viên cảnh sát chèn tay qua cổ họng khống chế, cũng trên vỉa hè, cũng van xin trong tiếng thở hổn hển “tôi không thở được,” và cũng tử vong, hồi năm 2014.

Đại biểu Hội đồng thành phố New York, ông Donovan Richards, đã phải ngậm ngùi thốt lên rằng: “Là người Mỹ gốc Phi thật khó sống vào thời điểm này.” Mới tháng Ba vừa qua, cô Breonna Taylor, người Mỹ gốc Phi bị bắn chết tại chính căn hộ của mình ở bang Kentucky khi cảnh sát đột kích tại đây truy tìm ma túy. Trớ trêu thay, chẳng có ma túy nào được tìm thấy! Người thanh niên gốc Phi Ahmaud Arbery cũng bị hai cha con người Mỹ da trắng bắn chết hồi tháng Hai tại bang Georgia khi đang chạy bộ gần nhà. Còn ngay hồi tháng Tư, hình ảnh video phát tán trên mạng cho thấy một thanh niên da đen bị viên cảnh sát đẩy ngã xuống đất và giáng liên tục nhiều cú đấm vào anh này ở Sacramento, khiến công chúng hết sức bất bình. Và mới vừa tuần trước, một cảnh sát ở bang Louisiana đã bị sa thải sau khi công khai bình luận trên Facebook rằng "thật tiếc không có thêm nhiều người da màu chết bớt đi trong đại dịch COVID-19!".

Không thể chối bỏ rằng lịch sử nước Mỹ gắn liền với nạn kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Phong trào dân quyền cuối cùng đã chấm dứt được luật phân biệt chủng tộc tồn tại trong suốt một thế kỷ tại đây. Thế nhưng, tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người da màu thực ra chưa bao giờ biến mất. Đó không phải là vấn đề nói chấm dứt là sẽ biến mất ngay lập tức. Tại Mỹ, phân biệt chủng tộc vẫn là vấn đề khá nhạy cảm và khó nói, khó thảo luận trong nhiều gia đình, kể cả ở nhà trường, khiến nhiều ông bố, bà mẹ, cũng như thầy cô giáo cảm thấy "không động vào thì hơn" nên đã cố tình né tránh.

Tuy nhiên, Giáo sư David Clanton, trưởng khoa nghiên cứu châu Phi tại Đại học Connecticut, lại cho rằng việc các trường hướng dẫn cho học sinh về vấn đề chủng tộc và bất bình đẳng là hết sức cần thiết. Ông Mathew Kincaid, người sáng lập tổ chức "Vượt qua phân biệt chủng tộc", cũng đồng ý rằng chính việc các trường ở Mỹ không muốn đề cập tới vấn đề phân biệt chủng tộc lại là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này tồn tại dai dẳng và không có hồi kết.

Vừa mới tuần trước, ngay tại trung tâm New York, người phụ nữ da trắng tên Amy Cooper đã bốc máy gọi cảnh sát, tố cáo một người đàn ông Mỹ gốc Phi đe dọa mạng sống của cô và chú chó, chỉ bởi vì ông Christian Cooper, một thành viên trong hội yêu chim và bảo tồn chim, nhắc cô đeo dây cho chú chó trong khu vực cấm thả chó bởi có thể làm kinh động môi trường tự nhiên của chim muông tại một góc trong Công viên Trung tâm. Vụ việc khiến làn sóng công phẫn của dư luận tràn ngập các diễn đàn trên mạng bởi một lần nữa, người ta lại thấy dường như ở Mỹ, chỉ cần dáng người to lớn và màu da đen thôi cũng có thể bị biến thành “mối đe dọa” theo một cách hiểu hết sức kỳ thị.

Góc nhìn về bạo lực và cuộc khủng hoảng sắc tộc của nước Mỹ ảnh 2

Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình quá khích tại New York, Mỹ, ngày 1/6/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Kết quả nghiên cứu mới đây của 3 trường đại học tại Mỹ là Rutgers, Michigan và Washington cho thấy người da màu là nhóm chủng tộc có nguy cơ bị đụng độ với cảnh sát nhiều nhất ở Mỹ: họ dễ bị cảnh sát tuýt còi, ít khi được xét xử công bằng tại tòa và thậm chí có thể nhận án lâu hơn người da trắng nếu cùng mắc một tội danh.

Nếu sống ở Mỹ, không khó để quan sát thấy phần lớn người Mỹ gốc Phi thường hay làm những công việc chân tay hơn, sống tập trung ở những khu nhà nghèo khó hơn và ô nhiễm hơn. Ở New York, những người vô gia cư sống lay lắt bên hè phố hay trong ga tàu điện ngầm đa phần là người da màu.

Có lẽ chính vì những bất công, bất bình đẳng vẫn hiện hữu như vậy cộng với tư tưởng phân biệt chủng tộc ăn sâu cắm rễ trong xã hội Mỹ đã khiến một bộ phận người dân Mỹ tích tụ ngày một nhiều thêm nỗi giận dữ, sự thất vọng và bế tắc để cuối cùng bùng nổ thành hàng loạt các cuộc biểu tình bạo loạn như cả thế giới đã chứng kiến suốt tuần vừa qua. Đó có lẽ là nỗi thất vọng khi nhìn thấy Chính phủ Mỹ đã không thể bảo vệ “quyền được sống” cho từng người dân Mỹ như chính Hiến pháp nước này đã quy định.

Người biểu tình muốn gì? Đương nhiên họ muốn những cảnh sát như Derek Chauvin phải bị kết án, bị sa thải. Có lẽ họ cũng muốn phản kháng những nhân viên thực thi pháp luật sẵn sàng sử dụng vũ lực với người dân, sẵn sàng xô đẩy và xịt hơi cay vào người dân, bất kể đó là người già hay trẻ em. Các cuộc biểu tình đã trở nên đối đầu và mất kiểm soát bởi đơn giản, bạo lực không thể giải quyết được bạo lực.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, những hành vi lợi dụng biểu tình để phá phách, cướp bóc, phá hoại tài sản, kích động bạo lực đường phố hay tấn công lực lượng thực thi pháp luật cũng đang làm tình hình thêm rối loạn. Hành động gây rối của nhóm người biểu tình quá khích cũng buộc lực lượng an ninh Mỹ phải dùng súng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông, ngăn chặn bạo lực leo thang. Chính quyền Mỹ đã triển khai hơn 5.000 thành viên lực lượng Vệ binh Quốc gia đã đối phó. Nhiều cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát xảy ra, trong một số trường hợp lại "đổ thêm dầu vào lửa" khiến căng thẳng vượt tầm kiểm soát.

Tình trạng bất bình đẳng sắc tộc tồn tại đầy rẫy trong nhiều lĩnh vực đời sống ở nước Mỹ: trong giáo dục, môi trường làm việc, điều kiện sống và có thể thấy rõ trong cách hành xử và thực thi pháp luật của cảnh sát. Và điều này không hề mới. Chỉ là chính quyền của Tổng thống Trump có thừa nhận hay không và có khả năng giải quyết hay không.

Lựa chọn đầu tiên mà Tổng thống Trump nghĩ tới để giải quyết vấn đề bạo loạn sắc tộc những ngày qua là sẵn sàng dùng tới quân đội để giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài, đồng thời ông cũng chỉ trích các đối thủ chính trị của đảng Dân chủ làm nóng thêm tình hình. Trước đó, chính ông Trump cũng kêu gọi thống đốc các bang phải có biện pháp cứng rắn với người biểu tình để ngăn chặn tình trạng bạo lực bùng nổ lan rộng.

Cách giải quyết khủng hoảng của ông Trump đã vấp phải sự chỉ trích không chỉ của phe đảng Dân chủ mà ngay chính trong nội bộ đảng Cộng hòa. Thống đốc bang Massachusetts, Chairlie Baker, một đại diện của đảng Cộng hòa, nói rằng "đúng vào thời điểm nước Mỹ cần có sự thấu cảm và đường hướng lãnh đạo nhất thì lại không thể tìm đâu ra."

Trong khi đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và hoạch định chính sách đều cho rằng đây đáng ra phải là lúc ông Trump cần khôi phục lòng tin của người dân đối với lực lượng cảnh sát, những người mà nhiệm vụ chính là phục vụ và bảo vệ người dân. Ông Trump phải đưa ra những chính sách và luật pháp sửa đổi để làm sao cảnh sát chỉ có thể dùng vũ lực và vũ khí sát thương trong những trường hợp bất khả kháng; rằng trong trường hợp một cảnh sát lạm dụng quyền sử dụng vũ lực quá mức được phép thì các cảnh sát có mặt tại hiện trường có nghĩa vụ phải tham gia ngăn cản.

Quan trọng hơn, điều Tổng thống Trump cần làm lúc này là kêu gọi đoàn kết dân tộc và cải tổ bộ máy thực thi luật pháp, nếu không muốn chứng kiến rất nhiều George Floyd và rất nhiều cuộc biểu tình như hiện nay tiếp tục diễn ra trên đất Mỹ.

Theo Vietnamplus
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.