Hàn Quốc lên kế hoạch thay đổi hệ thống đánh nhãn thực phẩm để hạn chế lãng phí

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi phát hiện hộp sữa để trong tủ lạnh đã hết hạn sử dụng được vài ngày, phần đông sẽ đổ đi vì nghĩ rằng sữa không còn đảm bảo. Nhưng theo các chuyên gia về dinh dưỡng của Hàn Quốc, nếu sản phẩm đóng hộp chưa bị mở và được bảo quản tốt thì vẫn có thể sử dụng một tháng sau thời hạn in trên bao bì.
Một người tiêu dùng Hàn Quốc đang đọc hạn sử dụng in trên vỏ hộp sữa (Ảnh: The Korea Times)
Một người tiêu dùng Hàn Quốc đang đọc hạn sử dụng in trên vỏ hộp sữa (Ảnh: The Korea Times)

Do đó, chính phủ nước này đang có kế hoạch sửa đổi lại hệ thống đánh nhãn trên thực phẩm, vì cho rằng hệ thống hiện tại đang gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng lãng phí thực phẩm và làm tăng lượng khí thải carbon ra ngoài môi trường.

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc gần đây tiết lộ, họ đang lên một kế hoạch chi tiết về sửa đổi quy định đánh nhãn thực phẩm. Trong đó, sẽ thay thế nhãn “bán đến ngày” (sell-by date – PV) đang được in phổ biến trên các bao bì thực phẩm bằng nhãn “dùng đến ngày” (use-by date – PV), nhằm giúp thực phẩm được sử dụng hợp lý hơn.

Nhãn “bán đến ngày” thông thường chỉ phản ánh được từ 60 đến 70% thời gian sử dụng thực phẩm, và thực phẩm vẫn giữ được chất lượng ổn định cùng độ an toàn trong một khoảng thời gian sau nhãn này. Theo Hiệp hội người tiêu dùng Hàn Quốc, với sản phẩm sữa tươi, mặc dù có nhãn “bán đến ngày” trong khoảng 9 đến 14 ngày kể từ khi sản xuất, nhưng thực tế, với điều kiện bảo quản tốt từ 0 đến 5 độ C, sữa tươi vẫn có thể sử dụng trong vòng 50 ngày.

Việc các công ty thực phẩm chỉ in nhãn “bán đến ngày” trên bao bì đã khiến người tiêu dùng Hàn Quốc bị hiểu sai thông tin nhãn mác và vứt bỏ thực phẩm quá sớm.

Trong cuộc khảo sát mới đây với 2.038 người trưởng thành của Viện Phát triển Công nghiệp Y tế Hàn Quốc, thì 56,4% số người được hỏi đều cho rằng việc nên làm là vứt bỏ thực phẩm sau hạn “bán đến ngày”.

Việc hiểu sai nhãn mác cũng gây nên vấn nạn lãng phí thực phẩm tại quốc gia này. Cũng theo Viện Phát triển Công nghiệp Y tế Hàn Quốc, có khoảng 30% thực phẩm chưa qua sử dụng được thải ra toàn cầu hàng năm. Trong đó, có trung bình 14,314 tấn thực phẩm chưa qua sử dụng được bỏ đi mỗi ngày chỉ riêng tại Hàn Quốc. Cùng với đó, rác thải thực phẩm là nguyên nhân gây ra 8,85 triệu tấn khí thải được cho là phát sinh ra quá trình phân hủy hoặc đốt thực phẩm.

Các nhóm hoạt động vì môi trường đang lên tiếng mạnh mẽ trong việc cần sửa đổi lại hệ thống đánh nhãn trên thực phẩm, hướng tới việc giảm tình trạng lãng phí ở Hàn Quốc. Hiện tại, hầu hết các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mà quốc gia này tham gia cũng đều chuyển sang sử dụng mác “dùng đến ngày” thay cho “bán đến ngày”. Chính phủ Hàn Quốc cho biết họ có kế hoạch thay đổi hệ thống đánh nhãn thực phẩm vào năm tới.

Thương Hải

Theo The Korea Times

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.