Hàn Quốc sẽ mạnh tay với những người cố tình vi phạm lệnh cách ly

Hàn Quốc cảnh báo những người nước ngoài nếu không tuân thủ yêu cầu tự cách ly, tự ý di chuyển xung quanh thành phố mà không có lý do chính đáng sẽ bị trục xuất.
Hành khách đến từ Frankfurt, Đức, tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc ngày 24/3/2020, chờ xe buýt để tới khu vực cách ly trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Nguồn: THX/ TTXVN)
Hành khách đến từ Frankfurt, Đức, tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc ngày 24/3/2020, chờ xe buýt để tới khu vực cách ly trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Nguồn: THX/ TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tại cuộc họp báo sáng 26/3, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cảnh báo những người nước ngoài nếu không tuân thủ yêu cầu tự cách ly, tự ý di chuyển xung quanh thành phố mà không có lý do chính đáng sẽ bị trục xuất.

KCDC cho biết trong bối cảnh số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp từ nước ngoài vào Hàn Quốc tăng mạnh trong những ngày gần đây, chính phủ nước này buộc phải đưa ra cảnh báo, theo đó tất cả những người nước ngoài (kể cả người gốc Hàn) đã được yêu cầu tự cách ly mà không tuân thủ sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc.

Kể từ 0 giờ ngày 22/3 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt buộc tất cả những người nhập cảnh từ châu Âu (bao gồm cả công dân Hàn Quốc và người nước ngoài) phải tự cách ly tại nơi ở nếu có ý định ở lại Hàn Quốc lâu dài, hoặc ít nhất là 90 ngày.

Kể từ 0 giờ ngày 27/3 tới, tất cả những người đến từ Mỹ cũng sẽ phải tuân thủ các biện pháp tương tự.

Theo KCDC, tất cả người nước ngoài đến Hàn Quốc được yêu cầu tải và cài đặt ứng dụng tự cách ly trên điện thoại thông minh để theo dõi vị trí và báo cáo kịp thời các triệu chứng (nếu có) cho chính quyền địa phương.

Những người từ chối tải và sử dụng ứng dụng này sẽ bị cấm nhập cảnh và quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 27/3 tới.

Các quan chức y tế cho biết hiện có khoảng 40% người đã nhập cảnh Hàn Quốc chưa chấp hành yêu cầu trên.

Hiện trung bình mỗi ngày Hàn Quốc đón khoảng 2.500 người đến từ châu Âu và 1.200 người từ Mỹ, trong đó hơn 80% là công dân Hàn Quốc đi học hoặc công tác ở nước ngoài.

Số liệu thống kê mới nhất của KCDC cho biết Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 104 ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày 26/3, theo đó tổng số ca nhiễm tại nước này là 9.241 ca.

Trong số 104 ca nhiễm mới có 39 trường hợp đến từ nước ngoài, bao gồm 25 người từ châu Âu, 11 người từ châu Mỹ và 3 người từ các quốc gia châu Á khác.

Tính đến 17 giờ ngày 26/3 (giờ địa phương) số ca tử vong là 134 ca, tăng 3 người so với thời điểm 0 giờ cùng ngày.

Trong khi đó, để đối phó với bất ổn thị trường tài chính do tác động từ đại dịch COVID-19, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã quyết định cung cấp thanh khoản không giới hạn cho các công ty tài chính trong thời gian tới.

Quyết định này của BOK nhằm giúp duy trì thanh khoản trong các chương trình ổn định tài chính.

Từ nay tới cuối tháng Sáu, định kỳ mỗi tuần một lần BOK sẽ đáp ứng toàn bộ nhu cầu thanh khoản của thị trường thông qua "thỏa thuận mua lại" không hạn mức.

Một quan chức BOK cho biết đây là lần đầu tiên ngân hàng này hỗ trợ thanh khoản theo phương thức cung cấp toàn bộ theo nhu cầu thị trường như trên.

Mức lãi suất trần áp dụng là 0,85%/năm, cao hơn 0,1% so với lãi suất cơ bản hiện hành là 0,75%/năm. Lãi suất cụ thể sẽ được công bố riêng mỗi đợt đấu thầu.

Từ tháng Bảy trở đi, BOK sẽ tiếp tục xem xét kết quả đấu thầu và tình hình thị trường để quyết định có kéo dài biện pháp này hay không.

Ngoài ra, BOK quyết định bổ sung 11 công ty chứng khoán vào danh sách đơn vị tham gia "nghiệp vụ thị trường mở."

Đây là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua vào hoặc bán ra chứng khoán theo giá thị trường để điều tiết cung ứng tiền tệ trên thị trường tài chính.

BOK sẽ áp dụng thêm 8 loại trái phiếu đặc biệt của các doanh nghiệp Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc vào đối tượng của thỏa thuận mua lại.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.