Hàng trăm tù nhân Philippines bị ép phải khỏa thân

(Ngày Nay) - Bức ảnh chụp hàng trăm tù nhân ở Philippines ngồi khỏa thân trong cuộc khám xét gần đây của cảnh sát làm dấy lên nhiều lo ngại từ phía các nhóm nhân quyền.
Các tù nhân ở nhà tù Cebu hôm 28/2. Ảnh: AFP.
Các tù nhân ở nhà tù Cebu hôm 28/2. Ảnh: AFP.

AFP dẫn lời Rafael Espina, nhân viên nhà tù tỉnh Cebu, cho hay các tù nhân ở đây buộc phải thức giấc trước lúc bình minh vào hôm 28/2, cởi hết trang phục để các nhân viên các cơ quan phòng chống ma túy, cảnh sát và quân đội tiến hành khám xét.

Những bức ảnh nói trên được Cơ quan Phòng chống Ma túy Philippines và cảnh sát địa phương công bố. Trong ảnh, các tù nhân khỏa thân, ngồi bắt chéo chân theo hàng lối trên nền sân bê tông, dưới ánh đèn sáng. Xung quanh họ là các sĩ quan cảnh sát đứng trông chừng.

Cơ quan phòng chống ma túy Philippines cho hay đợt kiểm tra đã thu giữ một số gói ma túy, cần sa, dao và điện thoại di động.

Bức ảnh ngày càng thu hút sự quan tâm của báo giới đồng thời làm dấy lên lo ngại trong các tổ chức nhân quyền.

“Đây là các biện pháp đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo và hạ thấp lòng tự trọng của các tù nhân”, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho hay. Tổ chức này cũng viện dẫn các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc và luật pháp Philippines để nhấn mạnh trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc bảo đảm tù nhân không bị tra tấn hoặc ngược đãi.

Ngoài ra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đề cập đến các quy định cấm thực hiện các cuộc khám xét mang tính chất đe dọa hay xâm phạm quyền riêng tư (nếu không cần thiết) của tù nhân.

Trong khi đó, người phát ngôn của Cơ quan Phòng chống Ma túy Derrick Carreon cho biết việc yêu cầu các tù nhân lột bỏ trang phục được thực hiện theo lệnh của thống đốc tỉnh.

“Chúng tôi chỉ thực hiện phần chuyên môn của mình”, ông nói.

Quan chức chính quyền tỉnh Cebu cho biết cuộc khám xét lớn này nằm trong quá trình điều hành chuẩn (SOP) nhằm phát hiện các hàng hóa nhập lậu. Theo nguồn tin này, một số quản ngục từng bị sa thải do có liên quan đến việc tàng trữ hàng hóa buôn lậu bất hợp pháp trong các cuộc đột kích như trên. 

Nhà tù Cebu được nhiều người biết đến vào năm 2007 sau khi video quay cảnh các tù nhân nhảy trên nền nhạc của các bài hát nổi tiếng được đưa lên Youtube. 

Trước đó, cuộc chiến tiêu diệt ma túy mạnh tay do Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát động sau khi lên nắm quyền cũng gây nhiều tranh cãi vì những vụ giết người ngoài vòng pháp luật.

Theo Zing
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?