Hiểm nguy từ số vũ khí 'thất lạc'

(Ngày Nay) - Cuối năm 2014, Mỹ rút hầu hết quân tác chiến khỏi Afghanistan sau 12 năm tham chiến tại chiến trường này. Họ đối mặt với bài toán nan giải: Làm thế nào để giải quyết số vũ khí khí tài và thiết bị của mình tại Afghanistan?
Hiểm nguy từ số vũ khí 'thất lạc'

Mua một vạn, bán một đồng

Quân đội Mỹ đã mang tới Afghanistan từ xe bọc thép cho tới tivi màn hình phẳng, thiết bị thể thao và đồ dùng nhà bếp để phục vụ cho 12 năm tham chiến của mình. Khi rút quân, việc mang theo toàn bộ số thiết bị này về nước Mỹ là điều không tưởng bởi Afghanistan là một đất nước không giáp biển cách Mỹ cả nửa vòng trái đất. Thay vì bỏ ra chi phí vận chuyển đường không đắt đỏ, họ quyết định bỏ lại Afghanistan số thiết bị có tổng trị giá lên tới 7 tỷ USD.

Số thiết bị này có thể là một nguồn tài trợ quý giá cho Afghanistan - đất nước còn chưa thoát khỏi bóng ma chiến tranh. Tuy nhiên, trước khi đến được tay chính phủ và người dân Afghanistan, chúng đã được phá hủy và biến thành phế liệu - để đảm bảo rằng những thiết bị tập thể hình, máy điều hòa không khí và các thiết bị vô hại khác không bị tận dụng để sản xuất bom tự chế.

Hiểm nguy từ số vũ khí 'thất lạc' ảnh 1

Theo lý giải của Cơ quan Hậu cần của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhiều thiết bị phi quân sự như máy tập chạy bộ và đồ dùng gia đình có gắn bộ phận hẹn giờ. Những bộ phận hẹn giờ có thể được gắn vào thuốc nổ để chế bom hẹn giờ.

Chính sách thận trọng này của quân đội Mỹ đã tạo ra một lượng phế liệu lớn chưa từng thấy tại Afghanistan. Nó cũng gây ra tâm lý bất mãn trong đông đảo người dân Afghanistan, những người có mức thu nhập bình quân dưới 500 USD một năm phải chứng kiến những chiếc xe bọc thép và tivi màn hình phẳng đắt tiền bị đập nát hàng loạt.

“Đây đều là những thứ chúng tôi có thể sử dụng trong gia đình hoặc tại nơi làm việc,” ông Mir Ahmed - chủ một vựa phế liệu của Kandahar cho biết. “Thế nhưng họ lại cố ý biến chúng thành phế liệu trước khi cho chúng tôi”.

Nhưng các bãi phế liệu vẫn mọc lên không xa các căn cứ quân sự của Mỹ. Tại căn cứ không quân Bagram ở miền đông Afghanistan, một rừng phế liệu nhựa và kim loại hiện lên sừng sững ngay giữa sa mạc: Một ngọn tháp cao cả chục mét từ những máy thể hình chất đống, một biển xe ô tô đã bị lột mất động cơ rộng cả héc ta, một núi máy điều hòa không khí cao chót vót như thể được thả xuống từ trên không.

Hiểm nguy từ số vũ khí 'thất lạc' ảnh 2

Nhưng gây chú ý hơn cả là những phần còn lại của các xe thiết giáp chống mìn MRAP. Vào cao điểm của cuộc chiến tranh, hàng chục nghìn xe MRAP đã được hối hả sản xuất và chuyển tới Afghanistan để đối phó với chiến thuật đánh bom đường bộ của Taliban. Là xương sống trong đội xe thiết giáp của quân đội Mỹ ở Afghanistan, xe MRAP được thiết kế để bảo vệ tính mạng của các binh sĩ trong trường hợp đoàn xe của họ vướng phải bom tự chế cài trên đường đi. Tuy nhiên, mỗi chiếc MRAP có thể nặng tới 40 tấn và sẽ tốn khoảng 100.000 USD để vận chuyển về nước Mỹ. Chúng cũng được thiết kế đặc thù để sử dụng tại những chiến trường tương tự như Afghanistan và không có giá trị sử dụng cao ở những nơi khác.

Sau khi sứ mệnh Afghanistan kết thúc, một số lượng lớn xe MRAP trở nên dư thừa, khó giải quyết. Dù Mỹ sẵn sàng bán rẻ như cho số xe MRAP này cho các nước đồng minh, song các nước đều ngần ngại trước món quà này do chi phí vận chuyển tốn kém và việc tiếp nhận chúng trên lãnh thổ Afghanistan theo đúng quy định của quân đội Mỹ cũng phức tạp, ẩn chứa nhiều nguy cơ.

Để giải quyết vấn đề này, quân đội Mỹ đã cho phá dỡ hàng loạt xe MRAP và bán với giá phế liệu, dù chi phí ban đầu để sản xuất chúng lên tới cả triệu USD. Việc phá dỡ những chiếc xe “nồi đồng cối đá” này cũng không hề đơn giản. Chi phí để biến mỗi chiếc MRAP thành phế liệu lên tới 12.000 USD. Các công nhân phải mặc trang phục bảo hộ chống cháy và sử dụng loại đèn khò đặc biệt để cắt rời từng mảnh xe. Để phá dỡ hoàn toàn 1 chiếc xe, họ mất tới 12 giờ đồng hồ.

“Giết nhầm còn hơn bỏ sót”

Theo tính toán, phần lớn trong số 85.000 tấn xe cộ, thiết bị và đồ dùng phi quân sự mà quân đội Mỹ bỏ lại Afghanistan sẽ được biến thành phế liệu. Lượng vũ khí, thiết bị được phá dỡ thành phế liệu được đưa ra một phần dựa trên những cân nhắc về việc ngành công nghiệp quốc phòng sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu các thiết bị này được đưa ra thanh lý trên thị trường. Tuy nhiên, việc quân đội Mỹ mạnh tay đập bỏ các thiết bị của mình thay vì chuyển giao cho Afghanistan cũng thu hút nhiều ý kiến chỉ trích vì sự lãng phí.

Hiểm nguy từ số vũ khí 'thất lạc' ảnh 3

Lầu Năm Góc cho biết, trong 12 năm tham chiến ở Afghanistan, quân đội Mỹ đã tặng nhiều thiết bị dư thừa như máy phát điện và phương tiện hỗ trợ kho bãi cho các lực lượng an ninh Afghanistan. Tuy nhiên, giá trị của số thiết bị này là khá khiêm tốn so với 580 triệu USD tổng giá trị khí tài và thiết bị mà quân đội Mỹ tặng lại cho Iraq khi rút quân khỏi nước này vào năm 2011.

Các chuyên gia quân sự cho rằng, việc Iraq được tiếp nhận nhiều thiết bị và vũ khí khí tài hơn là do quân đội Iraq là lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn và có đủ năng lực để vận hành và duy trì những thiết bị này. Bên cạnh đó, quân đội Mỹ rút khỏi chiến trường Afghanistan vào thời điểm chiến tranh vẫn đang tiếp diễn, do năng lực của các lực lượng an ninh Afghanistan còn hạn chế nên nguy cơ các thiết bị rơi vào tay lực lượng Taliban là rất cao. Việc phá hủy chúng là một bước đi mang tính chất “giết nhầm còn hơn bỏ sót” cần thiết.

Những thiết bị “thất lạc”

Tuy khá thận trọng trong việc chuyển giao và xử lý khí tài, thiết bị trong quá trình rút quân khỏi Afghanistan, nhưng quân đội Mỹ cũng đã mắc phải những sai sót nghiêm trọng trong việc quản lý tài sản của mình. Theo điều tra nội bộ của Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ đã làm thất lạc một số lượng lớn thiết bị quân sự, trong đó có các hệ thống vũ khí, phương tiện vận tải, thiết bị thông tin liên lạc trị giá tới 420 triệu USD trên chiến trường Afghanistan. Tổng cộng, lực lượng Mỹ tại Afghanistan đã “làm mất” tới 156.000 món thiết bị, phần nhiều do những sai sót trong quá trình giám sát, kiểm kê và làm sổ sách. Đơn vị hậu cần phụ trách việc vận chuyển các thiết bị quân sự trong quá trình rút quân khỏi Afghanistan cũng đã chậm trễ trong việc báo cáo và điều tra về việc các thiết bị bị thất lạc.

Hiểm nguy từ số vũ khí 'thất lạc' ảnh 4

Kho vũ khí khí tài và thiết bị của quân đội Mỹ tại Afghanistan vào thời điểm năm 2014 trị giá khoảng 27 tỷ USD, bởi vậy, lượng thiết bị “mất tích” chiếm tới 1,5% tổng giá trị thiết bị. Bao nhiêu phần trong số những thiết bị này đã rơi vào tay nhóm cực đoan Taliban vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Bên cạnh đó, những loại vũ khí khí tài do quân đội Mỹ chuyển giao cho các lực lượng an ninh Afghanistan cũng đang ngày một có dấu hiệu rơi vào tay Taliban. Trong những đoạn video phục vụ truyền thông mới đây của Taliban, người ta thường xuyên thấy sự xuất hiện của các loại súng máy M240 và M249, súng phóng lựu M203, thiết bị liên lạc vô tuyến VHF, PRC1077 vốn là những chủng loại thiết bị mà quân đội Mỹ đã cung cấp cho các lực lượng an ninh Afghanistan.

Từ hồi tháng 10 năm ngoái, Taliban cũng đã áp dụng một chiến thuật tấn công mới, trong đó sử dụng xe bọc thép Humvee trứ danh của quân đội Mỹ để đánh bom xe, phá lớp phòng thủ tại các căn cứ quân sự của các lực lượng an ninh Afghanistan và đột nhập tấn công, gây thương vong lớn tại nhiều căn cứ. Trước đây, Taliban thường sử dụng xe hơi Toyota dân sự để thực hiện các vụ đánh bom. Với xe quân sự Humvee, lực lượng này có thể tạo ra những vụ nổ với sức công phá mạnh mẽ hơn và có hiệu ứng lớn hơn về mặt truyền thông. 

Có thể thấy rằng dù Mỹ đã rút lực lượng tác chiến trên bộ ra khỏi Afghanistan, nhưng quân đội Mỹ vẫn “hiện diện” một cách bất đắc dĩ trên đất nước này thông qua những vũ khí, thiết bị rơi vào tay Taliban do những sai sót trong quản lý và chuyển giao tài sản. 

Conflict Armament Research (CAR) - Tổ chức chuyên tìm kiếm bằng chứng về nguồn cung cấp vũ khí cho các cuộc xung đột vũ trang để thông báo và hỗ trợ quản lý và kiểm soát vũ khí hiệu quả. đã tiến hành điều tra, và tiết lộ rằng các tay súng IS, cũng như các nhóm nổi dậy chiếm cứ  lãnh thổ ở cả Iraq và Syria, đã đi xa hơn loại vũ khí tự chế đơn giản. Thay vào đó, IS đã tự sản xuất vũ khí cho mình.

Ngày 16/12/2016, CAR công bố một báo cáo mang cái tên khá chi tiết nhưng dài dòng và nhạt nhẽo, là: "Tiêu chuẩn hóa và kiểm soát chất lượng trong sản xuất quân sự của IS. Báo cáo dựa trên những gì vừa được phát hiện tại Iraq, bởi chuyên gia của CAR đi kèm với các lực lượng vũ trang Iraq tham gia vào việc giành lại Mosul.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra 6 địa điểm sản xuất vũ khí, cũng như các cơ sở sản xuất đạn dược, và lập hồ sơ kỹ càng về chúng. Đó là một cái nhìn sâu sắc vào cách IS tự vũ trang. Việc này chỉ có thể thực hiện được khi giành lại các tòa building đặc biệt.

Vũ khí được IS chế tạo bao gồm tên lửa, khung để giữ các tên lửa khi chúng được phóng, súng cối, ống đựng đạn và đạn súng cối. Mà ở đây không phải chỉ là một vài ví dụ đơn lẻ, trong những công xưởng tạo tác này, các nhà nghiên cứu thu được bằng chứng cho thấy trong tháng 11, đã có hơn 5.000 viên đạn súng cối, rocket, và IDE được chế tạo, không tính đến những bộ phận và chi tiết bị loại bỏ trên chiến trường.

Khối lượng vũ khí được phát hiện, có đạn súng cối ghi nhãn sản xuất tháng 10/2016, cho thấy IS đã chế tạo vũ khí trong những công xưởng này khi lực lượng an ninh Iraq đã bắt đầu tấn công chúng để chiếm lại thành phố.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.