Hoàng gia Ả Rập tặng đồ giả cho cựu Tổng thống Donald Trump

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trao đổi quà tặng giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và nước ngoài vốn là một quy trình được quản lý chặt chẽ, thế nhưng những hồ sơ được tiết lộ sau này cho thấy khâu tặng quà đã xuất hiện nhiều sự cố lộn xộn dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Hoàng gia Ả Rập tặng đồ giả cho cựu Tổng thống Donald Trump

Hoàng gia Arab Saudi đã tặng Donald Trump và đoàn tùy tùng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng thống của ông với hàng chục món quà, bao gồm 3 chiếc áo choàng làm từ lông hổ trắng và báo, một con dao găm có tay cầm bằng ngà voi.

Một luật sư của Nhà Trắng xác định rằng việc sở hữu lông thú và dao găm rất có thể đã vi phạm Đạo luật về các loài nguy cấp, nhưng chính quyền Trump đã giữ chúng và không tiết lộ chúng là quà tặng nhận được từ chính phủ nước ngoài.

Vào ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, Nhà Trắng đã giao những món quà trên cho Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp, thay vì Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ, cơ quan đã thu giữ những món quà vào mùa hè vừa qua.

Tại thời điểm đó, các nhà chức trách Mỹ phát hiện bộ lông thú của gia đình hoàng gia Ả Rập là đồ giả.

Tyler Cherry, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ, cơ quan giám sát Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ, cho biết: “Các thanh tra động vật hoang dã và đặc nhiệm xác định lớp lót của áo choàng được nhuộm để bắt chước lông hổ và báo."

Câu chuyện về những bộ lông thú trên chỉ là một ví dụ tiêu biểu về cách trao đổi quà tặng giữa Mỹ và các nhà lãnh đạo nước ngoài, một quy trình vốn được quản lý chặt chẽ nhằm bảo vệ chính quyền khỏi những nghi vấn không chính đáng, lại trở thành những sự cố đáng quên dưới thời chính quyền Trump.

Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Mỹ đang điều tra các cáo buộc rằng các nhân viên ngoại giao của ông Trump đã sở hữu những túi quà trị giá hàng nghìn USD, vốn được dành cho các nhà lãnh đạo quốc tế tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Mỹ vào năm 2020. Sự kiện sau đó bị hủy bỏ do đại dịch COVID-19.

Những chiếc túi này chứa hàng chục món đồ được mua bằng tiền của chính phủ, bao gồm sổ tài liệu bọc da, khay tài liệu bằng thiếc và hộp trang sức bằng đá cẩm thạch có khắc con dấu của Tổng thống hoặc chữ ký của ông Trump và vợ ông, bà Melania.

Phía thanh tra tiếp tục truy tìm tung tích của một chai rượu whisky Nhật trị giá 5.800 USD được trao cho cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, ông Pompeo nói rằng mình chưa bao giờ nhận nó, cùng một đồng xu vàng 22 karat được đưa cho một quan chức Bộ Ngoại giao khác.

Ngoài ra, chính quyền Trump không tiết lộ việc Jared Kushner, con rể của ông Trump và là cố vấn hàng đầu của Nhà Trắng, đã nhận được hai thanh kiếm và một con dao găm từ Hoàng gia Ả Rập, mặc dù ông Kushner đã trả 47.920 USD cho các món đồ cùng với ba món quà khác vào tháng 2, sau khi rời khỏi nhiệm sở.

Cần làm rõ hai điều, việc xử lý quà tặng nước ngoài của ông Trump không nằm trong danh sách các hành động gây chỉ trích của chính quyền khi đó, ngoài ra cũng không có bằng chứng cho thấy cựu Tổng thống và phu nhân đã nhận bất kỳ món quà nào mà họ không được hưởng.

Nhưng các nhà phân tích chính trị cho rằng những sự cố kể trên đã phản ánh vấn đề lớn hơn trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump.

"Cho dù đây là sự thờ ơ hay cẩu thả, nó cũng cho thấy một thái độ phóng túng đối với luật pháp và quy trình của chính phủ", cựu luật sư Stanley Brand của Hạ viện Mỹ nhận định.

Bộ Ngoại giao Mỹ dù từ chối giải thích chi tiết về cách chính quyền Trump xử lý quà tặng, nhưng cho biết rằng họ “nghiêm túc thực hiện vai trò của mình trong việc báo cáo việc xử lý một số món quà mà nhân viên chính phủ Mỹ nhận được". Ngoài ra, phía thanh tra cũng đang lần tìm "tung tích của những món quà không được kể đến và hoàn cảnh dẫn đến sự biến mất của chúng.

Tạp chí Politico đưa tin vào tháng 8 rằng tổng thanh tra của Bộ Ngoại giao Mỹ đang điều tra khoảng 20 mẫu quà tặng bị mất tích.

82 quà tặng từ Arab Saudi

Trong hiến pháp Mỹ, có một điều khoản quy định quy định việc một quan chức chính phủ lấy bất cứ thứ gì có giá trị từ người nước ngoài là bất hợp pháp.

Năm 1966, Quốc hội Mỹ đã thông qua bộ luật quy định chi tiết cách một quan chức có thể giữ một món quà có giá trị tương đối tối thiểu, hiện được giới hạn ở mức 415 USD. Các bản sửa đổi tiếp theo đã xác định quà tặng là tài sản của chính phủ và tạo ra một quy trình chuẩn hóa về cách các quan chức xử lý chúng.

Để tăng thêm tính minh bạch, các điều khoản yêu cầu các cơ quan quản lý hàng năm phải tiết lộ những món quà mà người nước ngoài tặng cho các quan chức chính phủ và giá trị đã được thẩm định của chúng.

Bộ luật không yêu cầu xử lý vi phạm hình sự, dù các chuyên gia pháp lý cho rằng bất kỳ ai bị bắt quả tang lấy tài sản của chính phủ đều có thể bị truy tố về tội trộm cắp.

Các vấn đề về quà tặng của chính quyền Trump bắt nguồn từ chuyến đi của nhà lãnh đạo này vào tháng 5 năm 2017 tới Arab Saudi, nơi gia đình hoàng gia rất vui mừng về việc tân Tổng thống Mỹ chọn vương quốc Ả Rập này cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.

Trong quá khứ, Arab Saudi luôn có truyền thống tặng quà xa hoa cho các Tổng thống Mỹ, ông Trump cùng phái đoàn của mình dường như cũng không phải ngoại lệ.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã tiết lộ danh sách 82 món quà từ Arab Saudi cho các quan chức chính quyền Trump trong chuyến công du tháng 5/2017. Những món quà rất đa dạng, từ những dép và khăn quàng cổ, đến những món đắt tiền như lông thú và dao găm.

Hoàng gia Ả Rập tặng đồ giả cho cựu Tổng thống Donald Trump ảnh 1

Bộ lông thú và con dao găm, những món quà cựu Tổng thống Donald Trump nhận được trong chuyến thăm Arab Saudi. Ảnh: NY Times

Chín trong số những món quà đắt tiền nhất - ba bộ lông thú, ba thanh kiếm và ba con dao găm - đã được gửi đến đơn vị quà tặng của Nhà Trắng để đánh giá và thẩm định, nhưng chưa bao giờ xuất hiện trong bất kỳ hồ sơ hàng năm nào đối với quà tặng nước ngoài của Bộ Ngoại giao dưới thời ông Trump.

Theo một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao, phải đến ngày 19/1 năm 2021, Nhà Trắng mới gửi 9 món quà cho Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp.

Sau khi tờ báo New York Times chất vấn về lý do tại sao cơ quan này được sở hữu các quỳ tặng vi phạm Đạo luật về các loài nguy cấp, Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp mới thông báo cho Cục Cá và Động vật hoang dã Mỹ để tiến hành thu giữ hai bộ lông thú, các đặc vụ cũng thu giữ con dao găm ngà voi, vốn là quà của một quan chức Qatar.

Không rõ liệu gia đình hoàng gia Ả Rập đã biết về hai bộ lông giả hay cũng bị lừa bởi một nhà cung cấp, nhưng theo ông Bruce Riedel, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Arab Saudi, những món quà này rất đáng hổ thẹn.

“Hai điều quan trọng nhất đối với gia đình hoàng gia Ả Rập đó là vẻ ngoài giàu có, sang trọng của họ và cách họ phô diễn sự giàu sang của mình", ông Riedel chỉ ra.

Những túi quà biến mất

Khi những nhân viên của ông Trump thu dọn đồ đạc của họ vào tháng 1 tại Bộ Ngoại giao, nhiều nhân viên khác đã nhìn thấy các đồng nghiệp của họ rời đi với những túi quà vốn dành cho các nhà lãnh đạo nước ngoài tại hội nghị thượng đỉnh G7. Những chiếc túi đã được cất giữ trong một căn phòng lớn tại Bộ Ngoại giao được gọi là két tiền.

Sau khi chính quyền Biden tiếp quản, Bộ Ngoại giao bắt đầu kiểm tra việc hạch toán quà tặng nước ngoài của chính quyền cũ.

Vào thời điểm đó, các quan chức phát hiện ra rằng nhiều túi quà bị thiếu, cũng như hơn một chục món quà bổ sung từng được tặng cho các quan chức thời Trump. Con số này trở nên bất thường bởi các tài liệu chính phủ từ chính quyền Obama và George W. Bush đều cho thấy không có món quà "ngoài luồng" nào được trao cho các quan chức Nhà Trắng, các thành viên nội các hoặc gia đình Tổng thống.

Trong những tháng sau đó, tung tích của nhiều món quà đã được phát hiện , bao gồm một chai nước hoa và một tấm thảm lụa Ba Tư mà người Qatar đã tặng cho Steven Mnuchin, cựu Bộ trưởng Ngân khố. Những món quà của ông Mnuchin đáng lẽ ra phải được gửi đến Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp để xử lý, nhưng chúng lại được cất giữ tại Bộ Ngân khố.

Chai rượu whisky cho ông Pompeo vẫn chưa được liệt kê, cũng như đồng xu vàng 22 karat được trao cho John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, ông Bolton sau đó cho rằng mình không muốn và không lấy những món quà.

Theo NY Times
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.