Học hỏi thói quen ăn uống khoa học của các quốc gia trên thế giới

Ăn nhiều cá, hạn chế ăn thịt động vật, ăn chậm, nhai kỹ, chú trọng bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng,... là những thói quen đáng ăn uống
Học hỏi thói quen ăn uống khoa học của các quốc gia trên thế giới

Ăn nhiều nghệ và ớt như người Thái và Malaysia

Văn hóa ẩm thực Thái Lan không thể thiếu vị cay nồng của ớt, nó không những giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất dinh dưỡng mà còn kiểm soát được trọng lượng của cơ thể.
Ở Malaysia, bột nghệ là một loại cây gia vị, mọc rất nhiều trong hầu hết các khu rừng nhiệt đới hoang dã. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghệ có thể giúp làm giảm dấu hiệu đãng trí, chống viêm, sưng rất tốt. Gia vị này còn tốt cho tim mạch, chúng làm giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp, giúp bạn có làn da khỏe mạnh, luôn căng mịn, rạng ngời.

Ăn nhiều cá như người Nhật và Hà Lan

Học hỏi thói quen ăn uống khoa học của các quốc gia trên thế giới - anh 1
Người Nhật ăn cá nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng trên thực tế người dân Hà Lan cũng cũng là những người rất “sát” cá. Ước tính dân Hà Lan đã ngốn trung bình khoảng 85 triệu con cá trích một năm. Cá chứa rất dồi dào các thành phần axid béo omega-3 đóng vai trò đảm nhiệm các chức năng hoạt động của não, cải thiện sức khoẻ của hệ tim mạch và làm giảm thiểu chỉ số các hoóc môn gây bệnh trầm cảm.

Người Hy Lạp và Châu Á: Hạn chế ăn thịt động vật

Tương phản với việc ăn thịt bò bít-tết và khoai tây trong nhu cầu ăn uống của người Mỹ, biểu đồ kim tự tháp dinh dưỡng của một số quốc gia vùng Địa Trung Hải như Hy Lạp chẳng hạn, lại có khuynh hướng hạn chế ăn thịt. Họ chủ trương dùng dầu ôliu, dùng các loại rau như bông a-ti-sô, rau bi-na, quả cà tím, hành tây và cà chua. Các loại thực phẩm giàu chất đạm như đậu xanh và các loại hạt. Thịt động vật được xem là thực phẩm bổ sung, không phải là thức ăn chính. Tương tự như vậy tại các quốc gia Châu Á, thịt chỉ đơn thuần là thực phẩm phải có cho có lệ, không thông dụng trong bữa ăn hàng ngày. Người Châu Á hấp thụ chất đạm từ cá và đậu nành, nhiều loại rau, gạo, các loại mì và các món canh.

Ăn chậm, nhai kỹ như người Pháp

Cho dù bạn đang ăn một mình hay ăn với bất kỳ ai và dù bạn đang rất bận rộn với công việc, lời khuyên của các chuyên gia y tế luôn là bạn đừng bao giờ ăn uống vội vàng. Một người Pháp thường dùng bữa trưa trong vòng 2 tiếng, trong khi người Anh thường chỉ bỏ ra khoảng 15 phút. Nếu bạn có thói quen ăn nhanh, hãy từ tốn hơn và bạn sẽ giảm cân. Cố gắng ăn mỗi bữa trong vòng khoảng 30 phút và nhai kỹ. Bạn sẽ nhanh cảm thấy no hơn và nếu bạn càng nhai kỹ thì cơ thể càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn.

Người châu Phi chú trọng thức ăn là các loại hạt

Học hỏi thói quen ăn uống khoa học của các quốc gia trên thế giới - anh 2
Các loại hạt thực vật là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và tốt cho sức khoẻ, hữu ích để thay thế cho thịt động vật và gia cầm. Ở Châu Phi, đặc biệt là ở Gambia, đậu phộng là thực phẩm bổ sung khá thông dụng phòng ngừa sự thiếu hụt rau quả. Đậu phộng được sử dụng cho nhiều món súp và thức ăn hầm nhừ. Chính nhờ cách ăn uống khoa học này mà người dân châu Phi hiếm khi mắc bệnh béo phì và có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thấp nhất thế giới.

Người Ba Lan - ăn ở nhà tốt hơn ra hàng

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ thì người Mỹ có nhu cầu ăn uống hàng quán chiếm đến 37% trong nhu cầu ăn uống hàng ngày của họ, thế nhưng tỷ lệ này chỉ là 5% đối với người Ba Lan. Ăn uống hàng quán chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh béo phì ở Mỹ gia tăng. Các nhà hàng thường phục vụ những món có chứa quá nhiều đạm và dầu mỡ cao, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Bằng việc ăn uống tại nhà, chúng ta không chỉ kiểm soát các thành phần thực phẩm cần thiết cho dạ dày mà còn tiết kiệm tiền bạc, nhưng trên tất cả, chúng ta có nhiều thời gian hơn quây quần bên các thành viên trong gia đình.

Người Brazil: Cơm nấu kèm các loại đậu hạt

Người Mỹ hay có quan niệm cho rằng những thực phẩm giàu tinh bột là kẻ thù của mình, nhưng theo một nghiên cứu mới nhất được xuất bản trên tờ Nghiên cứu bệnh Béo Phì của Mỹ thì chế độ dinh dưỡng tập trung nhiều vào cơm gạo và các loại đậu hạt (trái ngược với chế độ dinh dưỡng của người phương Tây) lại được người dân Brazil chủ trương tán thành, chí ít là nó giúp người ta giảm cân xuống xấp xỉ 14 %. Cơm nấu đậu chứa rất ít chất béo nhưng lại giàu chất xơ, làm cân bằng lượng đường huyết trong máu, khiến cho tâm thần ổn định, thoải mái.

Người Mexico ăn trưa nhiều hơn ăn tối

Học hỏi thói quen ăn uống khoa học của các quốc gia trên thế giới - anh 3
Ở quốc gia Mexico, người dân từ xưa đã có thói quen ăn bữa trưa thật đầy đủ chất dinh dưỡng, tiếp đến ăn tối lại nhẹ nhàng. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc ăn tối hoặc ăn khuya dễ gây thừa cân béo phì, mặc dù lượng calo đưa vào cơ thể bằng với những bữa khác trong ngày.

Người Đức: Chú trọng bữa ăn sáng giàu chất dinh dưỡng

Theo một lẽ hơi khác thường rằng việc hấp thụ nhiều calori có thể khuyến khích cho việc giảm cân, thông qua việc chuẩn bị một bữa ăn sáng cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng với trứng gia cầm luộc chín, bánh mì ngũ cốc và trái cây tươi, chính là làm đẩy mạnh việc trao đổi chất, thúc đẩy sự hoạt hoá ở vùng trung tâm của não người, giúp người ta kìm hãm niềm đam mê trong việc hấp thụ những thức ăn nhiều calorie tại những bữa ăn còn lại trong ngày.

Người Hungary: Ăn rau dưa muối chua hàng ngày

Ăn các loại rau dưa muối có thể làm giảm cân, duy trì vóc dáng thon mảnh. Tại sao vậy? Thứ nhất thành phần chính trong các món dưa muối chính là nước giấm, và thành phần chính trong giấm là axít acetic, thứ axít này có nhiều công dụng tốt cho cơ thể như làm hạ huyết áp và ngừa việc lên cân. Người Hungary có thói quen ăn dưa chuột ngâm cùng những loại rau dưa muối khác như cải bắp, cà chua và ớt chuông.

Người Nam Phi: Uống Hồng Trà Rooibos

Có vị ngọt thanh và hương thơm quyến rũ hơn hẳn trà Xanh bình thường, Hồng Trà Rooibos được tin là có khả năng ngăn ngừa sự mất nước rất tốt. Thành phần của Hồng trà Rooibos có chứa chất Catechin, các thành phần chất kháng độc, giúp giảm mỡ dư thừa ở vùng bụng.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?