Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường

(Ngày Nay) -Giờ uống sữa học đường đã trở thành một nếp sinh hoạt quen thuộc của học sinh Hà Nội. Các em vui vẻ uống hết phần sữa của mình và tự giác gấp vỏ hộp sữa để dễ thu gom, xử lý. Phụ huynh cũng đã hết băn khoăn còn nhà trường thì không ngừng nỗ lực để sữa học đường đạt đúng mục tiêu đã đề ra.
Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường

Niềm vui “giờ uống sữa”

Mới đi học được gần 1 tháng, cậu bé Nguyễn Thiên Minh – học sinh lớp 1A4 trưởng Tiểu học Văn Yên (Hà Đông- Hà Nội) đã nhanh chóng quen với “giờ uống sữa” ở trường. Nhìn cậu bé nhanh nhẹn, gương mặt thông minh bừng sáng, uống xong hộp sữa nhanh chóng gấp vỏ hộp đúng quy chuẩn thật đáng yêu.“Con rất thích uống sữa học đường vì sữa ngon và bổ, con sẽ chăm chỉ uống để nhanh cao lớn, thông minh và khỏe mạnh”, Thiên Minh hào hứng khoe.

Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường ảnh 1

Giờ uống sữa học đường đã trở thành một nếp sinh hoạt quen thuộc.

Động tác uống sữa xong gấp vỏ hộp lại để dễ thu gom, xử lý diễn ra ở tất cả các lớp học trong giờ uống sữa của trường tiểu học Văn Yên. Em Bùi Trịnh Minh Quân, lớp 2A8 khen sữa ngon, hôm nào cũng uống hết sạch nhẵn và “ Uống xong là con gấp lại, ở mỗi lần uống sữa xong con cũng đều gấp gọn lại và để rác đúng nơi quy định”.

Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường ảnh 2

Các em hào hứng với giờ uống sữa.

Với các bạn lớp lớn hơn như Hoàng Kiều Oanh - học sinh lớp 5A7, đã tham gia uống sữa học đường được 2 năm từ khi chương trình được nhà trường bắt đầu thực hiện thì việc gấp hộp sữa còn mang ý nghĩa bảo vệ môi trường và là nét đẹp học đường, văn minh, thanh lịch. Kiều Oanh chia sẻ “Con đã cao lên trông thấy và đỡ bị ốm vặt. Con thích uống sữa học đường trên lớp hơn vì uống sữa với bạn bè vui hơn rất nhiều ạ”.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chương trình Sữa học đường đã được triển khai trên toàn thành phố từ năm học 2018-2019 đến nay, các em học sinh đã rất quen thuộc với hoạt động này. Mục sở thị tại các trường đầu năm học 2020-2021, có thể thấy, việc uống sữa đã thành một nề nếp. Tới giờ, phần lớn các lớp không cần cô giáo chỉ dẫn hay phát sữa mà các bé lớp 2, lớp 3 đã tự chủ động sắp xếp sữa, phát sữa cho các bạn, thu vỏ và để đúng nơi quy định.

Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường ảnh 3

Các em tự giác nhận và chia sữa cho các bạn.

Cô giáo Phương Thị Thìn, hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông cho biết, khi mới triển khai chương trình Sữa học đường, nhà trường đã gặp không ít khó khăn nhưng tới nay 97% học sinh đã hào hứng tham gia.

“Tôi là người đã đi tiếp thu các chuyên đề hướng dẫn từ cấp Sở, các tài liệu ... để về hướng dẫn cho từng cán bộ, giáo viên trong nhà trường hiểu về tác dụng, ý nghĩa của chương trình Sữa học đường. Sau đó từng giáo viên lại tuyên truyền đến từng phụ huynh học sinh về ý nghĩa của việc uống SHĐ. Đặc biệt trực tiếp tôi cũng trao đổi với Ban phụ huynh học sinh nhà trường, cha mẹ học sinh trong buổi họp đầu năm.Sau những tiết dạy mà cô nói về ý nghĩa và tác dụng của việc uống SHĐ thì hầu như các con đều thích thú và tham gia. Không chỉ đơn thuần là mở sữa ra để uống đâu mà các con còn được bảo vệ môi trường bằng cách dán sticker để thu gom vỏ sữa đấy, đó cũng là động lực”, cô Thìn nói.

Sự đồng thuận, nỗ lực vì thể lực và trí lực của trẻ

Chia sẻ của cô Thìn hoàn toàn đúng với thực tiễn quá trình triển khai sữa học đường. Thực tế này cho thấy, những điểm trường triển khai chương trình sữa học đường, luôn có sự nỗ lực của nhà trường, đơn vị cung cấp sữa và cha mẹ học sinh.

“Nét nhân văn của chương trình sữa học đường là phụ huynh chỉ phải đóng 47%, tương đương với 2,9k/ 1 hộp sữa, còn lại cty sữa hỗ trợ 23% và ngân sách NN hỗ trợ 30%, rất rẻ và sữa thì lại rất ngon. Trực tiếp chúng tôi cũng uống sữa để thử trước khi cho các con uống. Để đảm bảo chất lượng thì công ty sữa phối hợp với nhà trường rất là chặt chẽ, từ khâu vận chuyển, cho đến khâu xếp sắp vào giá kệ trên kho, sau đó nhà trường phân công nhân viên bảo quản và phân phối đến từng lớp. Công ty sữa Vinamilk đã phối hợp rất tích cực”, cô Phương Thị Thìn nhận định.

Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường ảnh 4

Trẻ mầm non trong giờ sữa học đường

Cô Phạm Thị Kim Huế - Hiệu trưởng trường mầm non Phú La, quận Hà Đông (Hà Nội) cũng cho biết khi triển khai đề án sữa học đường, nhà trường đã tổ chức thông báo trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Phụ huynh phối hợp với nhà trường để tìm hiểu ý nghĩa của đề án sữa học đường, sau đó phụ huynh đã rất đồng thuận và đăng ký. “Trong 2 năm nay, tỷ lệ học sinh tham gia đều đạt trên 90%. So với năm trước thì năm nay có tăng hơn 1 chút.Từ khi thực hiện đề án SHĐ nhà trường chưa tiếp nhận phản hồi gì của phụ huynh hs về sữa không an toàn hoặc trẻ nôn trớ. Công ty sữa cũng phối hợp với nhà trường rất là tốt cũng đã cung cấp giá kệ. Nhà trường bố trí riêng một phòng làm kho sữa và kho sữa đấy rất là kín để đảm bảo không có côn trùng vào”, cô Huế cho biết.

Cũng theo cô Huế thì thực tế triển khai chương trình cho thấy đây là đề án nhân văn, đem lại nguồn dinh dưỡng và sức khỏe cho các con. Các cháu nghèo được uống sữa miễn phí. Tỷ lệ trẻ kênh bình thường ổn định, kênh thấp còi và béo phì đã hạn chế hơn trước.

Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường ảnh 5

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga, giáo viên lớp A1, phụ trách khối mẫu giáo lớn trường mầm non Phú La, quận Hà Đông chia sẻ: “Chương trình sữa học đường được triển khai đến nay đã được 2 năm học, tôi đánh giá về mặt thể chất, các bé đã tăng trưởng chiều cao rất là nhiều so với các năm trước, thể hiện qua việc chúng tôi cân đo định kỳ 3 lần trong một năm học. Mỗi lần cân đo là tỷ lệ chiều cao các bé lại được tăng lên. Sữa học đường có cái hay là có đường và không đường, với các bé uống sữa không đường thì tỷ lệ béo phì giảm đi đáng kể. Các bé rất hào hứng và phụ huynh cũng rất thích cho con tham gia chương trình này”.

Chia sẻ với phóng viên, anh Đặng Văn Tuấn, phụ huynh học sinh trường mầm non Phú La cho biết: “Chương trình mang lại nhiều lợi ích cho các con. Các con đã được uống sữa hàng ngày. Về gia đình thì đã yên tâm hơn về nguồn sữa và mức chi trả hợp lý đối với điều kiện kinh tế của gia đình. Kể từ khi tham gia uống sữa học đường, gia đình nhận thấy không những trẻ tăng đều về chiều cao cân nặng mà còn cả về trí lực, thể lực của trẻ. Chúng tôi cập nhật thông tin và tương tác với các thầy cô ở nhà trường để tìm hiểu về nhu cầu sử dụng sữa của con mình và con trẻ, xem trẻ có khả năng uống đến đâu, có uống hết lượng sữa cấp hàng ngày hay không thì mình sẽ giảm ăn sáng của con đi. Để đến giờ uống sữa con có thể uống hết lượng nhà trường cung cấp”.

Học sinh Hà Nội hào hứng với sữa học đường ảnh 6

Sữa được bảo quản đúng quy cách, quy định.

Anh Nguyễn Huy Thịnh, phụ huynh cháu Nguyễn Thành Tâm, lớp 1A4 trường tiểu học Văn Yên, nhận xét: “Gia đình nhận thấy sự thay đổi rất nhiều về thể chất của cháu sau 2 năm uống sữa học đường, cháu linh hoạt hơn, tạo lập được thói quen uống sữa ở trường và ở nhà. Uống xong cháu biết gấp gọn vỏ hộp và để vào thùng rác tái chế lại được, thậm chí còn hướng dẫn cả nhà làm như vậy để giữ gìn vệ sinh môi trường. Đó là điểm ưu việt cộng thêm của chương trình sữa học đường đối với học sinh bậc tiểu học, mầm non”.

Theo chia sẻ của công ty Sữa Vinamilk, sau hai năm triển khai chương trình Sữa học đường, chương trình đã mang lại nhiều lợi ích kép, học sinh được tăng cường dinh dưỡng từ sữa ngay trong trường học, giúp phòng chống dịch bệnh và còn góp phần giảm bớt nỗi lo về kinh tế cho các bậc phụ huynh. Chương trình hiện đang được nhiều địa phương tích cực triển khai, đóng góp tích cực vào việc cải thiện thể trạng cho trẻ em Việt Nam.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.