Hơn 300 nghị sỹ kêu gọi IMF và WB xóa bớt nợ cho các nước nghèo

Trong một bức thư, các nghị sỹ từ 20 nước thuộc tất cả các châu lục trên thế giới nhấn mạnh rằng cần xóa bỏ lãi các khoản nợ của các nước nghèo nhất trên thế giới, thay vì đơn giản là tạm hoãn.
Cảnh sát nhắc nhở người dân thực hiện giãn cách xã hội trong khi chờ đợi đến lượt tại một điểm xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: Phi Hùng/TTXVN)
Cảnh sát nhắc nhở người dân thực hiện giãn cách xã hội trong khi chờ đợi đến lượt tại một điểm xét nghiệm COVID-19. (Ảnh: Phi Hùng/TTXVN)

Hơn 300 nhà lập pháp từ khắp nơi trên thế giới ngày 13/5 đã kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) xóa bớt nợ cho các nước nghèo trên thế giới, nhằm hỗ trợ chính phủ các nước này ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời tăng cường các nguồn quỹ để ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Trong một bức thư, các nghị sỹ từ 20 nước thuộc tất cả các châu lục trên thế giới nhấn mạnh rằng cần xóa bỏ lãi các khoản nợ của các nước nghèo nhất trên thế giới, thay vì đơn giản là tạm hoãn, theo như thỏa thuận của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hồi tháng Tư vừa qua.

Họ nhất trí cho rằng nếu quyết định xóa các nghĩa vụ thanh toán nợ không được đưa ra, các nước nghèo sẽ không thể ưu tiên toàn lực cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, qua đó có thể dẫn đến sự gián đoạn liên tục trong chuỗi cung ứng và thị trường tài chính toàn cầu.

Các nhà lập pháp cũng kêu gọi Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass hỗ trợ tạo ra các Quyền rút vốn đặc biệt trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Sáng kiến trên do Thượng nghị sỹ Mỹ Bernie Sanders và đại diện của đảng Dân chủ Ilham Omar thuộc bang Minnesota đưa ra, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi sẽ bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19.

Hiện đã có hơn 4,2 triệu người trên thế giới mắc COVID-19, trong khi 287.349 người tử vong. Việc hoạt động sản xuất và kinh doanh bị đóng băng trên diện rộng nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của virus SARS-CoV-2 đã gây tổn thất lớn cho nền kinh tế toàn cầu, và đặc biệt là các nước nghèo có hệ thống y tế yếu, nợ công cao và có ít nguồn lực để quản lý cả về khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng y tế.

Trong phát biểu ngày 12/5, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết cơ quan này "rất có thể" sẽ điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng sản lượng toàn cầu, giảm 3% vào năm 2020. Bà đồng thời nhận định rằng các nước đang phát triển sẽ cần hơn 2.500 tỷ USD để vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Thượng nghị sỹ Sanders cho biết các nước nghèo đang "cần tới từng xu" để chăm sóc cho người dân của họ, thay vì nỗ lực chi trả "các khoản nợ không bền vững" mà các nước này nợ những tổ chức tài chính quốc tế lớn. Do đó, theo ông, việc xóa lãi nợ cho các nước nghèo trên thế giới là "điều tối thiểu mà WB, IMF và các tổ chức tài chính quốc tế khác nên làm để tránh làm nghiêm trọng hơn tình trạng nghèo đói và bệnh tật - vốn dĩ đã quá tồi tệ và đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người."

Các nhà lập pháp hoan nghênh việc IMF chi trả lãi vay cho 25 quốc gia nghèo nhất thế giới trong sáu tháng, song họ cũng nhấn mạnh rằng vẫn thúc đẩy các nỗ lực nhiều hơn nữa.

WB cho biết ngân hàng này đang xem xét các biện pháp mở rộng hỗ trợ cho các nước nghèo nhất, nhưng cảnh báo rằng việc từ chối thanh toán các nghĩa vụ nợ có thể gây tổn hại đến xếp hạng tín dụng và theo đó giảm khả năng cung cấp tài chính chi phí thấp cho các thành viên./.

Theo TTXVN
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.