Giấc ngủ có 2 chu kỳ là NREM và REM. Ảnh minh họa. |
Từ trước tới nay, khoa học luôn đi sâu khám phá bản chất giấc ngủ ở mức tế bào thần kinh. Sau hàng chục năm tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận:
- Giấc ngủ có 2 chu kỳ: NREM (Non Rapid Eye Movement) và REM (Rapid Eye Movement – Cử động mắt nhanh)
- Và não bộ hành xử hoàn toàn khác nhau trong hai giấc ngủ REM và không REM.
Chu kỳ của giấc ngủ điển hình. |
1. Chu kỳ NREM chia thành 4 giai đoạn
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là bắt đầu của giấc ngủ. Đây là giai đoạn mà giấc ngủ của chúng ta tương đối nông (ngủ nông), hay còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ.
Ở giai đoạn 1, bộ não phát ra sóng theta có biên độ cao, tức là sóng não rất chậm. Giai đoạn này chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn (chừng 5 – 10 phút). Nếu bạn đánh thức ai đó ngay vào thời gian này thì họ có thể nói rằng họ chưa thực sự ngủ.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 phút. Sóng não bắt đầu nhanh đều, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm và nhịp tim bắt đầu chậm lại.
Giai đoạn 3 và 4
Đây là giai đoạn ngủ sâu (deep sleep) trong đó giai đoạn 4 thì chúng ta ngủ sâu hơn. Ở hai giai đoạn này, sóng não chậm, hay còn gọi là sóng delta bắt đầu trỗi lên.
Trong giai đoạn này, con người ít có phản ứng với tiếng ồn và hoạt động bên ngoài môi trường. Đây cũng được gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa giấc ngủ nông và giấc ngủ sâu. Những người mắc chứng tiểu khi ngủ (tè dầm) hoặc mộng du có thể bị phiền phức vì chứng bệnh của mình vào cuối giai đoạn 4.
Cuối giai đoạn của NREM là trạng thái con người bắt đầu đi vào giấc ngủ sâu. Ảnh minh họa. |
Nếu bị đánh thức ở giai đoạn 4 thì chúng ta thường mất vài phút để “định thần” lại, nói cách khác là chúng ta bị mất phương hướng trong vài phút.
Trong chu kỳ NREM, cơ thể được hồi phục và tái tạo lại các tế bào cũng như cơ và xương. Đây là chu kỳ mà hệ miễn nhiễm được củng cố.
Khi giai đoạn 4 kết thúc, chu kỳ REM sẽ bắt đầu trong thời gian rất ngắn và REM chính là chu kỳ mà các giấc mơ xuất hiện.
2. Chu kỳ REM
Khi chúng ta đặt lưng xuống ngủ thì trạng thái REM là "cái đích" cần phải đạt tới để có một giấc ngủ ngon thực sự.
Ảnh minh họa. |
Chỉ những người nào đạt được trạng thái REM thường xảy đến lúc 4 hoặc 5 giờ sáng khi mắt của chúng ta di chuyển nhanh, liên tục và chúng ta chìm vào những giấc mơ.
Năm 1953, Eugene Aserinsky (1921 – 1998) một nhà tiên phong nghiên cứu về giấc ngủ, đã phát hiện ra một chu kỳ của giấc ngủ con người mà hiện nay chúng ta biết đến với cái tên REM.
Nếu bạn ngủ mà không mơ thì có nghĩa là bạn không có giấc ngủ say đúng nghĩa. Khi đạt được trạng thái REM, não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất. Trạng thái REM càng kéo dài thì cơ thể càng nhanh hồi phục sau những công việc vất vả và căng thẳng.
REM chính là chu kì giấc mơ xuất hiện. Hầu hết các giấc mơ rõ ràng (mà ta kể lại được khi thức giấc) xuất hiện trong giấc ngủ REM. Các nhà nghiên cứu nói rằng bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM.
Hiện tượng bóng đè thường xuất hiện trong chu kỳ giấc ngủ REM của loài người. Ảnh minh họa. |
Trong giai đoạn giấc ngủ này, mọi người thường mơ, nhưng có người có lúc chân tay, cơ bắp của họ gần như bị tê liệt – đây có thể là một sự thích nghi của cơ thể giúp con người không hành động gì khi đang mơ.
Giấc ngủ REM, tác động tới các cấu trúc não điều khiển các cơ quan nội tạng. Vì thế, trong giấc ngủ REM nhịp tim và hô hấp cũng không đều đặn như khi thức. Thân nhiệt kém điều hòa và có xu hướng dịch về nhiệt độ môi trường.
Xem thêm:
- iFact Có thể bạn chưa biết: Bí mật của giấc ngủ
- Ngày hôm nay 30/6: Hệ thống Internet toàn cầu có thể tê liệt vì giây thứ 61
- Tài năng kinh ngạc của ảo thuật gia huyền thoại David Copperfield
- Con người hoàn toàn có thể nhìn trong bóng tối... nhờ cá
Trang Ly (T/h)