iFact Có thể bạn chưa biết: Sự ra đời của bàn phím QWERTY

Gắn liền với cuộc sống công nghệ, nhưng ít ai biết sự ra đời của bàn phím theo sắp xếp QWERTY là như thế nào.
iFact Có thể bạn chưa biết: Sự ra đời của bàn phím QWERTY

1. QWERTY /ˈkwɜrti/ là kiểu bố cục bàn phím phổ biến nhất trên các bàn phím máy tính và máy đánh chữ tiếng Anh.

Tên của bàn phím này xuất phát từ sáu ký tự đầu tiên nhìn thấy trên hàng phím chữ đầu tiên của bàn phím.

iFact Có thể bạn chưa biết: Sự ra đời của bàn phím QWERTY - anh 1

Christopher Sholes bên chiếc máy đánh chữ.

2. Kiểu thiết kế bàn phím QWERTY được công nhận sáng chế cho Christopher Sholes (14/2/1819 - 17/2/1890) vào năm 1867 và sau đó bán lại cho Remington vào năm 1873, khi nó lần đầu tiên xuất hiện ở máy đánh chữ.

Christopher Sholes là một nhà biên tập báo sống ở Milwaukee, tiểu bang Wisconsin, Mỹ nghĩ ra vào thập niên 1860.

3. Hàng thứ hai của bàn phím QWERTY (ASDFGHJKL) được cho là tàn dư của cách trình bày bảng chữ cái cũ mà QWERTY thay thế.

iFact Có thể bạn chưa biết: Sự ra đời của bàn phím QWERTY - anh 2

Thứ tự các phím trên bàn phím QWERTY dùng bởi Windows ở Mỹ. Ảnh Wikipedia

4. Bức email đầu tiên được gửi qua mạng là vào năm 1971 bởi Ray Tomlinson đến một máy tính khác ở cùng văn phòng. Bức thư có nội dung là QWERTYUIOP - hàng đầu tiên của bàn phím.

5. Bàn phím của tiếng Bỉ và tiếng Pháp đổi chỗ Q với A và W với Z và di chuyển M về phía phải của L; chúng được gọi là bàn phím AZERTY.

iFact Có thể bạn chưa biết: Sự ra đời của bàn phím QWERTY - anh 3

Một bàn phím Dvorak của Na Uy. Ảnh Wikipedia

6. Nhà phát minh ra QWERTY, Christopher Sholes, đã sáng chế một kiểu bàn phím tương tự như Dvorak, nhưng nó chưa bao giờ phổ biến.

7. Một kiểu sắp xếp bàn phím khác là Colemak, do Shai Coleman thiết kế năm 2006.

iFact Có thể bạn chưa biết: Sự ra đời của bàn phím QWERTY - anh 4

Kiểu sắp xếp bàn phím Colemak giữ 10 phím chung (ZXCVQQWAHBM) với Qwerty, giúp cho việc chuyển đổi dễ dàng hơn. Ảnh Wikipedia

Colemak thiên về tay phải 6% (tay phải gõ nhiều hơn tay trái 6%), trong khi Dvorak thiên về tay phải 14% còn Qwerty thiên về tay trái 15%.

8. Có một vài tranh cãi về sự ra đời của bàn phím QWERTY.

Huffingtonpost dẫn lời một câu chuyện trên trang blog Smithsonian, qua đó cung cấp một số bằng chứng được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Kyoto, Nhật Bản cho thấy rằng, trên thực tế, bàn phím QWERTY không phải được phát minh bởi Christopher Sholes đầu tiên. Christopher Sholes chỉ có vai trò là "người đầu tiên nộp bằng sáng chế với một chiếc máy đánh chữ có cách bố trí hợp lý của bàn phím QWERTY".

Thay vào đó, nguồn gốc thực sự của chuẩn bàn phím phổ biến mà chúng ta sử dụng hiện nay được hình thành theo thời gian khi các nhà khai thác điện báo từ hơn 150 năm trước sử dụng máy đánh chữ để dịch mã Morse. Bởi yêu cầu công việc này đòi hỏi người dịch mã phải ghi lại đoạn dịch thật nhanh nên cách bố trí các phím chữ luôn được cải tiến để phím không bị kẹt vì gõ quá nhanh mà vẫn đạt được tốc độ yêu cầu.

Bài học từ câu chuyện này về QWERTY cho thấy một công nghệ có thể ra đời từ bao lâu đi chăng nữa nhưng nếu nó được nghiên cứu kỹ lưỡng và hữu ích thì sẽ vẫn luôn được ưa chuộng.

Xem thêm các iFact thú vị khác:

- Những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ

- iFact Có thể bạn chưa biết: 14 bí mật chưa kể về 'huyền thoại' Steve Jobs

- Những iFact 'không thể tin nổi' trên thế giới

- iFact Có thể bạn chưa biết: Những sự thật kinh ngạc về Mắt người

Trang Ly (T/h)

Các điều tra viên thuộc Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc tiến vào tư dinh Tổng thống bị luận tội để thực thi lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol, tại Seoul, ngày 3/1/2025. Ảnh: YONHAP.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.