Indonesia kêu gọi Trung Quốc tôn trọng UNCLOS

Indonesia mới đây bày tỏ quan ngại trước những diễn biến trên Biển Đông và kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.
Cuộc họp trực tuyến giữa Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi và Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị. Ảnh: Bộ Ngoại giao Indonesia.
Cuộc họp trực tuyến giữa Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi và Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị. Ảnh: Bộ Ngoại giao Indonesia.

Ngày 30/7 vừa qua, Ngoại trưởng Indonesia và Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, sau tuyên bố của Washington rằng các yêu sách của Bắc Kinh đối với các vùng biển chiến lược quan trọng là hành vi "chống lại luật pháp".

Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi cho rằng, Trung Quốc là một bên ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), phải tuân thủ các quy tắc ứng xử giữ gìn mối quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á trong giải quyết xung đột trên Biển Đông. Bà nhấn mạnh : “Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) đã được nhiều nước ký kết, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nghĩa vụ của các quốc gia ký kết hiệp ước này là tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp ước".

Nữ Ngoại trưởng Indonesia cũng cho rằng, đối thoại là cách tốt nhất để giải quyết xung đột. Bà nêu bật nguyên tắc nhất quán được Indonesia đề cao trong tranh chấp lãnh thổ và giành quyền lực ở Biển Đông đó là phải tôn trọng luật pháp quốc tế. 

Indonesia tin rằng, hòa bình và ổn định ở Biển Đông chỉ có thể được duy trì nếu tất cả các quốc gia tôn trọng và tuân theo luật pháp quốc tế liên quan, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ngoại trưởng Indonesia kêu gọi tất cả các bên "ưu tiên hợp tác thay vì các đối đầu bất lợi". 

Tại cuộc họp trực tuyến, Ngoại trưởng Indonesia cũng yêu cầu Trung Quốc tiến hành điều tra kỹ lưỡng các vụ việc liên quan đến vụ ngược đãi thuyền viên Indonesia trên các tàu cá treo cờ Trung Quốc và xử lý những người phải chịu trách nhiệm về cái chết của các thuyền viên này. Tổng cộng đã có 50 thuyền viên Indonesia là nạn nhân của các vụ ngược đãi trên các tàu cá trong quốc, trong đó có 11 người thiệt mạng.

Năm 2020 kỉ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Indonesia-Trung Quốc, do vậy cuộc họp trực tuyến này nằm trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia./.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?