IS chế tạo bom nhờ nguồn cung cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq

Theo báo cáo của tổ chức British Conflict Armament Research, phiến quân Hồi giáo IS đã mua những thành phần hóa chất quan trọng từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq để chế tạo các thiết bị nổ.
IS chế tạo bom nhờ nguồn cung cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq

Sputnik News dẫn nguồn tin của British Conflict Armament Research (Nghiên cứu về xung đột vũ khí) cho biết, "Rất nhiều hàng hoá được bán ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành chuỗi cung ứng nguyên vật aliệu hoặc linh kiện để sử dụng cho việc sản xuất thiết bị nổ”.

“Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq là những quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp và khai thác mỏ tương đối phát triển, mà những hóa chất phục vụ hai lĩnh vực này đều có thể chế biến thành vật liệu nổ rất hiệu quả".

IS chế tạo bom nhờ nguồn cung cấp từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq ảnh 1

Phiến quân Hồi giáo IS.

Theo báo cáo, 51 công ty ở 20 quốc gia đã tham gia vào chuỗi cung ứng nguyên liệu để các chiến binh IS chế tạo thiết bị nổ, chất hóa học, dây cáp, kíp nổ và các loại dây dẫn điện.

“Với danh sách 13 công ty tham gia vào chuỗi cung ứng, Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò quan trọng để IS có thể tiếp cận tới những nguyên liệu chế tạo bom”, báo cáo cho biết.

Các quốc gia như UAE, Mỹ, Romania và Nhật Bản cũng nằm trong số các nước cung cấp thành phần nguyên liệu cho IS. Có thể những nhà sản xuất ở các quốc gia này không biết rằng điểm đến cuối cùng của những hóa chất, lại rơi vào tay IS.

Để tổng hợp bản báo cáo, Conflict Armament Research đã phân tích nguồn gốc của hơn 700 thành phần hóa học được tìm thấy trong các nhà máy của IS chuyên sản xuất thuốc nổ và trong những bom đạn chưa nổ của IS và nhận thấy rằng thành phần thường được sử dụng nhất là nitrat amoni (thành phần chính của phân đạm hóa học), được mua ở Thổ Nhĩ Kỳ và các công ty Iraq.

Ngoài ra, các phiến quân IS cũng thường sử dụng điện thoại Nokia 105 Type RM-908 để làm điều khiển kích nổ bom từ xa.

IS hiện là nhóm khủng bố kiểm soát một khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria và được coi là một trong những mối đe dọa lớn nhất đến an ninh toàn cầu.

Đăng Nguyễn

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.