IS-K - nhóm khủng bố có thể 'hồi sinh' chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhà bình luận David Brooks của tờ New York Times từng cho rằng các tổ chức Hồi giáo cực đoan đang ngày càng suy yếu. Nhưng theo một chuyên gia về các chính sách chống khủng bố, khẳng định này chưa hoàn toàn chính xác.
Những tay súng của tổ chức Hồi giáo cực đoan IS-K. (Ảnh: Paweł Wójcik)
Những tay súng của tổ chức Hồi giáo cực đoan IS-K. (Ảnh: Paweł Wójcik)

Khi Chính phủ Mỹ quyết định rút quân khỏi Afghanistan đầu tháng 7, họ không hề nhắc tới Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) - một nhánh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Afghanistan. Mãi tới ngày 20/8, khi chiến dịch sơ tán công dân Afghanistan và Mỹ khỏi Afghanistan diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đề cập tới tổ chức khủng bố này.

Một trong những tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất

Tổ chức khủng bố IS-K chính là chủ mưu trong vụ đánh bom liều chết tại sân bay Kabul, làm ít nhất 170 người Afghanistan và 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Vụ đánh bom trên đã khiến IS-K trở thành một trong những nhóm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Dù bị Mỹ không kích trả đũa không lâu sau đó, dường như IS-K vẫn đang chuẩn bị cho những vụ khủng bố khác nhắm vào Kabul.

IS-K - nhóm khủng bố có thể 'hồi sinh' chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ảnh 1

Các nhân viên y tế đưa một người bị thương lên cáng sau vụ đánh bom tại sân bay Kabul, Afghanistan, hôm 26/8. Ảnh: AFP.

Theo Chỉ số Khủng bố Toàn cầu của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) công bố năm 2018, IS-K là một trong bốn tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất thế giới.

Việc Taliban tiếp quản Afghanistan đã tạo ra sự khích lệ lớn với những tổ chức Hồi giáo cực đoan còn lại. Al-Qaeda coi chiến thắng của Taliban sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và cam kết sẽ trung thành với nhóm này. Các nhóm cực đoan khác như Hayat Tahrir al-Sham và Tehrik-e-Taliban Pakistan thì coi Taliban là một hình mẫu để học hỏi. Nhưng IS-K thì không hề ấn tượng chút nào với chiến tích của Taliban. Ngược lại, chúng còn muốn tiêu diệt Taliban cùng các đồng minh càng sớm càng tốt.

Theo Asfandyar Mir, chuyên gia cao cấp tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ thuộc đại học Stanford, sự cạnh tranh giữa các tổ chức Hồi giáo cực đoan là một đặc điểm chính trị quan trọng của khu vực Trung Á. Chúng thực hiện những cuộc tấn công ngày càng táo bạo hơn để "đánh bóng" tên tuổi và huy động thêm nguồn lực từ những người ủng hộ. Do đó, để ngăn Afghanistan trở thành thiên đường cho các tổ chức khủng bố, Mỹ và các đồng minh sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách.

Vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul cần phải được nhìn nhận dưới góc độ trên, Asfandyar Mir khẳng định. IS-K đã dùng bạo lực để cạnh tranh từ khi bắt đầu nổi lên vào năm 2015. Không chỉ kịch liệt phản đối mục tiêu thống trị Afghanistan của Taliban, IS-K còn thu nạp thêm chiến binh từ các nhóm thù ghét Taliban ở miền đông Afghanistan.

IS-K - nhóm khủng bố có thể 'hồi sinh' chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ảnh 2

Những tay súng IS-K trong một bức ảnh tuyên truyền của tổ chức khủng bố này. (Ảnh: NYP)

Năm 2019, do Mỹ, Afghanistan và Taliban đồng loạt gia tăng những hoạt động quân sự của mình, IS-K suy yếu và gần như bị đánh bại. Chúng đã mất đi nhiều thành viên trong thời gian này, đỉnh điểm là việc hơn 1.400 chiến binh cùng gia đình đầu hàng chính phủ Afghanistan cuối năm 2019. Lãnh thổ của IS-K bị những nhóm khác chiếm đoạt, và các đồng minh quay lưng khi họ nhận ra ngày Taliban thống trị Afghanistan không còn xa.

Tuy vậy, IS-K đã không bỏ cuộc. Chúng nhấn mạnh sứ mệnh tiêu diệt Taliban và công khai chống lại Mỹ. Giữa năm 2020, IS-K vẫn tổ chức một mạng lưới vững chắc ở thành thị Afghanistan, dù đã mất gần như toàn bộ lãnh thổ vùng nông thôn. Không chỉ vậy, IS-K còn tiếp nhận thêm hàng ngàn chiến binh, là những tù nhân đã vượt ngục sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan. Khi đã củng cố được lực lượng, chúng hùng hồn tuyên bố sẽ tiếp tục gây ra những vụ khủng bố trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, IS-K cũng không ngần ngại chia rẽ nội bộ của Taliban. Theo những nguồn tin mật, một số thành viên nòng cốt của Taliban không hài lòng với đường lối ôn hoà hơn của lãnh đạo tối cao. Trước đó, Taliban hứa sẽ ân xá cho những người Afghanistan từng làm việc với Mỹ và chính phủ Afghanistan; mong muốn thành lập một chính phủ có cả phe đối lập; và không ngăn cản Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Vì vậy, vụ tấn công sân bay Kabul sẽ làm hài lòng những thành viên Taliban đang bất mãn - và đó là thời cơ tuyệt vời để IS-K lôi kéo họ vào hàng ngũ của mình.

Liệu có sự hợp tác giữa Mỹ và Taliban?

Hiện tại, IS-K là mối đe dọa với những nhóm khủng bố khác. Al Qaeda có lẽ là tổ chức đang lo lắng nhất, bởi IS-K đã tiêu diệt được binh lính Mỹ - điều chúng chưa thể làm trong năm nay. Tehrik-e-Taliban Pakistan, tổ chức đã bị IS-K lấy mất nhiều thành viên chủ chốt vài năm trước, cũng đang e ngại không kém. Taliban thì chưa xây dựng được những tuyến phòng thủ vững chắc tại Afghanistan để chống lại sự công kích của IS-K, đặc biệt ở khu vực thành thị - nơi IS-K có lực lượng vượt trội. Là một lực lượng nổi dậy, Taliban cần thời gian để làm quen với việc bảo vệ các thành phố.

IS-K - nhóm khủng bố có thể 'hồi sinh' chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ảnh 3

Sự trỗi dậy của IS-K dự báo sẽ gây ra nhiều mâu thuẫn giữa các tổ chức Hồi giáo cực đoan tại Trung Á. (Ảnh: EVZ)

Asfandyar Mir cho biết, sự trỗi dậy của IS-K đặt ra hai hướng đi cho mối quan hệ giữa Mỹ và Taliban. Thứ nhất, họ có thể hợp sức tiêu diệt kẻ thù chung là IS-K. Tuy nhiên, đây không phải là một chiến lược dài hạn. IS-K có thể bị đánh bại nếu Mỹ và Taliban chung tay, nhưng sự hợp tác này sẽ chia rẽ nội bộ của cả 2 bên. IS-K chắc chắn sẽ lợi dụng điều này để lôi kéo thêm thành viên Taliban về phía chúng. Thứ hai, Mỹ có thể không làm gì và đứng nhìn Taliban và IS-K tiêu diệt lẫn nhau. Nhưng đây lại là chiến lược mạo hiểm, bởi cuộc chiến giữa IS-K và Taliban sẽ châm ngòi cho những vụ khủng bố xuyên quốc gia.

Vậy là 2 thập kỷ sau sự kiện 11/9, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan chưa hề biến mất. Thậm chí, nó còn đang trên đà hồi sinh, với IS-K và IS là những mối đe doạ nguy hiểm nhất.

Theo New York Times
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.