Italy: Dân số ngày càng già hóa, ô nhiễm không khí tăng

0:00 / 0:00
0:00
Dân số tại Italy đang ngày càng già đi trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ trung bình tăng.
Italy: Dân số ngày càng già hóa, ô nhiễm không khí tăng

Báo cáo của Cơ quan thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố ngày 26/6 cho biết, cứ 100 người dưới 15 tuổi ở nước này thì có tới 187 người từ 65 tuổi trở lên. Tỷ lệ sinh của phụ nữ Italy tăng nhẹ sau nhiều năm sụt giảm, với trung bình mỗi phụ nữ sẽ có 1,25 con vào năm 2021. Số lượng các cuộc hôn nhân và ly hôn cũng đều tăng nhẹ trong năm 2021.

Báo cáo cũng cho biết trong năm 2022, 11,5% thanh niên trong độ tuổi từ 18-24 bỏ học sớm, với tỷ lệ tăng lên 15,1% ở các khu vực phía Nam. Tỷ lệ bỏ học ở nam giới là 13,6%, cao hơn ở phụ nữ là 9,1%, so với mức chuẩn châu Âu cho cả hai giới vào năm 2030 là 9%. Đáng chú ý, tỷ lệ người trưởng thành trong độ tuổi từ 25-64 chỉ có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ước tính là 37,4%, tăng lên 40,1% đối với nam giới và giảm xuống 34,8% đối với nữ giới. Năm 2021, chi tiêu công cho giáo dục tại Italy chiếm 4,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thấp hơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU) là 4,9%.

Về lao động việc làm, ISTAT cho biết tỷ lệ người dân có việc trong nhóm 20-64 tuổi tăng 2,1%, đạt 64,8% trong năm 2022, nhưng chênh lệch giới tính vẫn cao. Tỷ lệ phụ nữ có việc làm là 55%, so với 74,7% của nam giới. Xu hướng tương tự cũng được phản ánh trong các công việc bán thời gian, chiếm 18,2% tổng số việc làm, nhưng giảm xuống 8,3% đối với nam giới và tăng lên 31,8% đối với nữ giới.

Người dân Italy cũng nằm trong số những người sở hữu nhiều ôtô nhất châu Âu, với 675 ô tô trên 1.000 cư dân so với mức trung bình hơn 500 của EU. ISTAT cho biết trong năm 2021, chỉ có 7,9% người lao động đi làm bằng phương tiện giao thông công cộng, trong đó 71,6% dân số sử dụng ô tô cá nhân.

Lượng chất thải đô thị tại Italy đã tăng 2,3% trong năm 2021 lên 29,6 triệu tấn so với năm 2020, với mức trung bình mỗi người thải ra hơn 500 kg chất thải hằng năm, tăng 2,9% so với năm trước. Cũng trong năm 2021, 64% lượng rác thải đô thị được phân loại để thu gom và xử lý, cao hơn 1% so với năm 2020, nhưng vẫn thấp hơn so với mục tiêu 65% được đặt ra trước đó. Điều này cho thấy phải rất lâu nữa, quốc gia ở châu Âu này mới có thể đạt được mục tiêu tách chất thải ra khỏi chu kỳ kinh tế, vốn là mục tiêu của các chính sách tại EU nhằm ngăn chặn và giảm thiểu chất thải và các tác động đối với môi trường, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và quá trình chuyển đổi sinh thái sau đại dịch COVID-19.

Trong năm 2021, 19% tổng lượng rác thải đô thị tại Italy được xử lý tại các bãi chôn lấp, giảm 5,6% so với năm trước. Tuy nhiên, đây vẫn là một chặng đường dài so với giới hạn 10% do EU đặt ra cho năm 2035 và sau đó sẽ được chuyển thành luật quốc gia.

Ô nhiễm không khí tiếp tục là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối đối với người Italy, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Trong năm 2022, 37% hộ gia đình cho rằng không khí bị ô nhiễm, nhiều hơn 2,2% so với năm 2021. ISTAT ước tính tổng lượng phát thải khí nhà kính tại Italy đã tăng 0,9%. Khoảng 8,1% lượng phát thải là do các quy trình công nghiệp (giảm 23,2% so với năm 1990), 8,6% do ngành nông nghiệp (giảm 11,4% so với năm 1990) và 4,9% do chất thải (tăng 7,7% so với năm 1990), do sự gia tăng lượng khí thải từ các bãi chôn lấp chiếm 76,6% tổng lượng khí thải.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...