Kế hoạch Giải cứu Mỹ đã trở thành luật cách đây hai tháng, kết quả tích cực cho thấy nạn đói giảm hơn 40%, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm hơn một nửa nhờ tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm mới. Những tấm séc trị giá 1.400 đô la đã cho phép các gia đình trả bớt nợ nần chồng chất do đại dịch gây ra.
Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack nhấn mạnh rằng đối với những nông dân da màu gốc Phi và thiểu số, "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ" có thể đại diện cho một trong những phần quan trọng nhất của luật dân quyền trong nhiều thập kỷ. Luật này hướng dẫn USDA thanh toán các khoản vay trang trại của gần 16.000 nông dân thiểu số, bắt đầu giải quyết những thách thức về bình đẳng chủng tộc lâu nay đã gây khó khăn cho nông dân da màu trong nhiều thế hệ.
Trong phần lớn lịch sử của USDA, người da màu, người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á và các nông dân thiểu số khác đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử - đôi khi công khai và đôi khi thông qua các quy tắc và chính sách sâu sắc.
Ví dụ, vào năm 2020, USDA đã phân phối hàng chục tỷ đô la cho nông dân do tổn thất thị trường liên quan đến COVID. Nhưng những khoản thanh toán đó chủ yếu dành cho các nông dân da trắng trong khi các nông dân da màu, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ bản địa, người Mỹ gốc Á - chỉ nhận được 1% viện trợ.
Nông dân da trắng cũng có nhiều lợi thế, bao gồm nhiều đất hơn và các trang trại lớn hơn. Họ đã sản xuất nhiều cây trồng và vật nuôi hơn trong một khoảng thời gian dài hơn. Họ cũng là đối tượng nhận được hầu hết các khoản thanh toán do USDA phân phối. Kết quả là, sự bất bình đẳng càng ngày càng sâu sắc hơn giữa hai nhóm đối tượng nông dân da trắng và nông dân da màu. Hơn nữa, nỗi đau kinh tế do đại dịch gây ra, tỷ lệ nhiễm COVID-19, nhập viện, tử vong và thất nghiệp hoặc thiếu việc làm đã vv iệc trả nợ của những người nông dân da màu càng trở nên khó khăn hơn, và khiến họ bị tụt lại phía sau.
5 tỷ đô la của Kế hoạch Giải cứu Mỹ để xóa nợ
Ước tính khoảng 5 tỷ đô la sẽ được phân phối để xóa nợ cho những nông dân và chủ trang trại có hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội. Kế hoạch Giải cứu Mỹ cung cấp thêm kinh phí và định hướng cho USDA để bắt đầu nỗ lực dài hạn nhằm nâng cao công bằng và xóa bỏ sự phân biệt đối xử có hệ thống khỏi các chương trình của mình.
Theo trang USA Today, quá trình xóa nợ ý này mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện cơ hội cho một nhóm bị gạt ra ngoài lề lịch sử được tham gia đầy đủ hơn vào hệ thống nông nghiệp Hoa Kỳ một cách công bằng hơn, bình đẳng hơn.
Những người sẽ được hưởng lợi bao gồm người Mỹ da màu gốc Phi, người Mỹ da đỏ, người Mỹ Latinh, người Alaska bản địa, người Mỹ gốc Á và các đảo Thái Bình Dương.
Theo ông Vilsack, nông dân sẽ nhận được một lá thư thông báo rằng khoản nợ của họ đang trong quá trình thanh toán, và những nông dân và chủ trang trại đủ điều kiện sẽ nhận được thêm 20% khoản vay như một khoản thanh toán bằng tiền mặt để bù đắp gánh nặng đi kèm với một khoản giảm nợ lớn.
Việc khởi động quỹ này diễn ra sau khi nông dân da màu gốc Phi cáo buộc USDA trì hoãn việc bắt đầu chương trình, trong khi nông dân da trắng và một số nhà lập pháp chỉ trích chính sách này là phân biệt đối xử. Các ngân hàng thì cho rằng điều này có thể gây hại tiêu cực cho các tổ chức cho vay.
Chương trình trên hiện đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện, bao gồm từ cả America First Legal (AFL), nhóm pháp lý do cựu trợ lý Tổng thống Trump Stephen Miller mở ra. AFL đã lập luận trong vụ kiện của mình được đệ trình vào cuối tháng trước rằng USDA thông qua quỹ dành cho nông dân và chủ trang trại có hoàn cảnh khó khăn đang "phân biệt đối xử và ngấm ngầm đối với công dân Mỹ dựa trên chủng tộc". Đơn kiện lập luận rằng nông dân và chủ trang trại da trắng không được bao gồm trong định nghĩa "nông dân và chủ trang trại có hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội", khiến họ không đủ điều kiện nhận viện trợ theo các chương trình liên bang này. Trong một vụ kiện khác, một nhóm nông dân da trắng ở khu vực Trung Tây của nước Mỹ cáo buộc họ đã bị từ chối tham gia chương trình xóa nợ vì chủng tộc của mình. Những người này cho rằng nếu họ được coi là đủ điều kiện, họ sẽ có cơ hội đầu tư thêm vào tài sản của mình, mở rộng trang trại, mua thiết bị và vật tư, hỗ trợ gia đình và cộng đồng địa phương.