Kế hoạch trị giá 23,4 tỷ USD cho cuộc chiến chống COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức viện trợ nhân đạo đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tài trợ cho kế hoạch trị giá 23,4 tỷ USD để đưa vaccine, kit xét nghiệm và thuốc điều trị COVID-19 đến các nước nghèo trong năm tới.
Kế hoạch trị giá 23,4 tỷ USD cho cuộc chiến chống COVID-19

WHO đang kêu gọi tài trợ cho chương trình đầy tham vọng mang tên "Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19" (ACT-A) kéo dài đến tháng 9 năm 2022.

Các mục tiêu của ACT-A đặt ra bao gồm: cung cấp một cách công bằng ít nhất 2 tỷ liều vaccine đến cuối năm 2021, tập trung vào các nhóm ưu tiên; cung cấp 245 đợt điều trị và 500 triệu xét nghiệm cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ nay đến giữa năm 2021 bên cạnh việc cung cấp các trang thiết bị bảo hộ cá nhân và máy oxy cho các quốc gia có nhu cầu.

Chương trình dự kiến ​​sẽ bao gồm việc sử dụng thuốc uống kháng virus do hãng dược Merck sản xuất để điều trị các trường hợp nhẹ và trung bình. Nếu thuốc uống của Merck được các cơ quan quản lý chấp thuận, chi phí điều trị sẽ chỉ còn 10 USD cho mỗi liệu trình.

"Mục tiêu là 23,4 tỷ USD. Đó là một số tiền hợp lý, nhưng nếu bạn so sánh với thiệt hại mà đại dịch gây ra cho nền kinh tế toàn cầu thì nó không thực sự nhiều như vậy", theo ông Carl Bildt - Đặc phái viên của WHO cho chương trình ACT-A.

Yêu cầu của WHO được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh của các nước thuộc nhóm G20.

Ngân sách của ACT-A dự kiến sẽ chi 7 tỷ USD cho vaccine và kit xét nghiệm, 5,9 tỷ USD được dùng để tăng cường hệ thống y tế tại các quốc gia và 3,5 tỷ USD cho các biện pháp điều trị, bao gồm thuốc kháng virus và oxy y tế.

Cơ chế COVAX, nhánh vaccine của ACT-A, hiện đã cung cấp khoảng 400 triệu liều vaccine cho hơn 140 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp, chuyên gia Soumya Swaminathan của WHO cho biết.

“Có khoảng 30 quốc gia phụ thuộc vào COVAX, họ không có nguồn vaccine nào khác", bà Swaminathan nói.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang xem xét cấp phép sử dụng khẩn cấp molnupiravir, loại thuốc kháng virus mà Merck đã phát triển cùng với Ridgeback Biotherapeutics.

Nó đã được chứng minh trong một thử nghiệm lâm sàng giúp giảm một nửa nguy cơ trở nặng và tử vong khi được sử dụng trong giai đoạn đầu mắc COVID-19.

Hôm thứ Tư, Merck thông báo họ đã ký một thỏa thuận cấp phép với Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc (MPP), qua đó cho phép nhiều công ty hơn sản xuất các phiên bản củamolnupiravir. Giấy phép miễn phí bản quyền sẽ áp dụng cho 105 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Theo Reuters
Bình luận
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Điều trị ca mắc sốt rét tại cơ sở y tế.
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai
(Ngày Nay) - Hiện các ca sốt rét ngoại lai đang chiếm tỷ lệ khá cao trong số ca mắc, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ thành quả phòng chống sốt rét.
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
Google thắng lớn nhờ đầu tư cho AI
(Ngày Nay) - Alphabet, công ty mẹ của Google, đã lên tiếng trấn an rằng những khoản đầu tư vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của họ đang mang lại lợi nhuận cho mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi.