1. Io là vệ tinh tự nhiên nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của sao Mộc. ("Vệ tinh Galileo" do nhà bác học Galieo phát hiện: Io, Ganymede, Callisto và Europa).
Hình màu chuẩn của Io do tàu vũ trụ Galileo chụp |
2. Io lớn hơn mặt Trăng của Trái đất. Nó có bán kính trung bình 1.821,3 km (lớn hơn bán kính Mặt Trăng khoảng 5%) và có khối lượng 8,9319×1022 kg (lớn hơn Mặt Trăng khoảng 21%).
3. Trong số các vệ tinh Galile, cả về khối lượng và thể tích, Io xếp sau Ganymede và Callisto nhưng trước Europa.
Bốn vệ tinh lần lượt (trái qua phải) của sao Mộc: Io, Europa, Ganymede, Callisto |
4. Với đường kính 3.642 km, Io là vệ tinh lớn thứ tư bên trong hệ Mặt Trời.
5. Io quay quanh sao Mộc ở khoảng cách 421.700 km tính từ tâm hành tinh; hay 350.000 km tính từ trên đỉnh các đám mây.
6. Io mất 42,5 giờ để hoàn thành một vòng quanh sao Mộc.
Vệ tinh Io mất 42,5 giờ quay quanh sao Mộc |
7. Io đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thiên văn học ở thế kỷ 17 và 18. Nó được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, cùng với các vệ tinh loại Galileo khác.
Bốn vệ tinh của sao Mộc |
Sự khám phá này đã khiến mô hình Copernicus về Hệ Mặt trời được chấp nhận rộng hơn, sự phát triển các định luật chuyển động của Kepler và việc đo lần đầu tiên vận tốc ánh sáng.
9. Với hơn 400 núi lửa đang hoạt động, Io là thiên thể có hoạt động địa chất mạnh nhất trong hệ Mặt Trời.
Hình chụp miệng núi lửa của Io do Voyager 1 chụp |
10. Hoạt động núi lửa của Io là nguyên nhân gây ra phần lớn những đặc điểm độc đáo của vệ tinh này.
Các cột khói núi lửa và các dòng dung nham trên Io tạo ra những thay đổi bề mặt lớn và tô lên đó nhiều màu sắc đỏ, vàng, trắng, đen và xanh, chủ yếu vì các hợp chất lưu huỳnh. Nhiều dòng chảy dung nham lớn, dài hơn 500 km.
11. Theo các nhà thiên văn học, bề mặt Io có khoảng 100 ngọn núi. Vài đỉnh còn cao hơn cả Everest trên Trái đất. (Đỉnh Everest cao 8.848m).
12. Đa phần bề mặt Io có đặc trưng là các đồng bằng rộng lớn được che phủ trong băng giá lưu huỳnh và điôxít lưu huỳnh.
Bề mặt của Io trải rộng |
Tàu vũ trụ đầu tiên bay ngang qua Io là bộ đôi tàu thăm dò Pioneer 10 và 11 tương ứng vào ngày 3/12/1973 và ngày 2/12/1974.
Năm 1979, hai tàu vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2 đã phát hiện Io là một thế giới hoạt động địa chất mạnh, với nhiều đặc trưng núi lửa, nhiều ngọn núi lớn, và một bề mặt trẻ không có dấu hiệu hố va chạm rõ rệt.
Tàu vũ trụ Galileo đã thực hiện nhiều chuyến bay ngang ở cự ly gần trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thu thập dữ liệu về kết cấu bên trong và thành phần bề mặt của Io.
Mô hình giả định của thành phần bên trong Io với một lõi sắt bên trong hay lõi sulfua sắt (màu xám), một vỏ silicat phía ngoài (màu nâu), và một lớp áo silicat bán nóng chảy ở giữa (màu cam) |
Việc khám phá Io vẫn tiếp tục trong những tháng đầu năm 2007 với chuyến bay ngang qua ở cự ly xa của tàu vũ trụ hướng tới Sao Diêm Vương là New Horizons.
Phi vụ sắp tới duy nhất đã được lập kế hoạch cho hệ Sao Mộc, Juno, không có thiết bị chụp ảnh đủ mạnh để thực hiện thám sát khoa học bề mặt Io.
Phi vụ Europa/Hệ Sao Mộc, một dự án liên kết NASA/ESA hiện đang ở giai đoạn nghiên cứu ý tưởng, sẽ có thể nghiên cứu Io từ xa cũng như trong bốn lần bay ngang qua.
Nếu được hai cơ quan vũ trụ này phê chuẩn, hai tàu vũ trụ sẽ tới hệ Sao Mộc trong khoảng thời gian 2021-2024.
Lê Hoa (T/h từ Wikipedia)
Xem thêm:
- Khám phá Ganymede – Vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời
- NASA: Phát hiện cấu trúc siêu rỗng ‘đại khổng lồ’ trong vũ trụ
- Những công trình khám phá vũ trụ tốn kém nhất trong lịch sử