Khoa học không thuộc về đàn ông

Trong một bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Cern ở Geneva - Thụy Sĩ đầu tháng 10, nhà vật lý Alessandro Strumia tuyên bố phụ nữ không đóng góp gì cho lĩnh vực vật lý nhưng lại đang được hỗ trợ nhiệt thành để bước vào địa hạt khoa học, từ đó biến đàn ông thành nạn nhân của nạn phân biệt đối xử.
Hai nhà khoa học nữ đoạt giải Nobel năm nay: Bà Donna Strickland (trái) được đồng trao giải Nobel Vật lý và bà Frances H. Arnold chia sẻ giải Nobel Hóa học Ảnh: NBC - EPA
Hai nhà khoa học nữ đoạt giải Nobel năm nay: Bà Donna Strickland (trái) được đồng trao giải Nobel Vật lý và bà Frances H. Arnold chia sẻ giải Nobel Hóa học Ảnh: NBC - EPA

Ông Strumia đã bị Trường ĐH Pisa (Ý) đình chỉ công tác. Nhận xét của ông cũng bị xóa khỏi trang web của Cern.

Chỉ có thiên kiến chính trị mới chối bỏ lịch sử đóng góp của phụ nữ cho lĩnh vực khoa học. Nhiều nhà khoa học nữ đã bị phủ nhận bởi giới tính của mình (như bà Sophie Germain, người có những phát hiện tiên phong về tính đàn hồi thời Napoléon) hoặc sớm qua đời (như bà Rosalind Franklin, người phát hiện cấu trúc ADN), hay thậm chí bị những kẻ cuồng tín nam giới sát hại (như nhà toán học nữ hàng đầu thời Trung cổ Hypatia).

Ngay cả thời nay, số liệu thống kê về số phụ nữ hoạt động trong khoa học cũng chưa sáng sủa lắm. Trên phạm vi toàn cầu, phụ nữ chiếm chưa tới 1/3 lực lượng đang nghiên cứu và phát triển khoa học.

Nguyên nhân sâu xa hơn của vấn đề nằm ở chỗ: Chúng ta đang sống trong một xã hội bị định hướng bởi hàng loạt niềm tin mang tính phân biệt giới tính.

Đàn ông được cho là thiên về lý trí, có tính cạnh tranh và có thể giỏi về vật lý hạt nhân. Trong khi đó, phụ nữ được đánh giá là dễ thông cảm, nhiều cảm xúc, giỏi giao tiếp và gần gũi.

Dù có khả năng đọc cảm xúc tốt nhưng phụ nữ vẫn không có nhiều chỗ trong giới lãnh đạo được trả lương cao - vẫn là mảnh đất mà đàn ông thống trị. Tương tự là sự hoài nghi lâu đời về năng lực của phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Cho đến khi giải Nobel Vật lý 2018 được trao cho bà Donna Strickland vào tuần rồi, đã 55 năm trôi qua kể từ khi người phụ nữ gần đây nhất đoạt giải thưởng danh giá đó.

Bà Afua Hirsch, cây bút bình luận của báo The Guardian

Theo Người Lao động
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.