'7 phút kinh hoàng' khi tàu vũ trụ NASA hạ cánh xuống sao Hỏa

Sau 6 tháng du hành ngoài không gian, robot thám hiểm InSight đã hạ cánh thành công xuống bề mặt sao Hỏa trong sự hồi hộp theo dõi của các nhà khoa học NASA.


'7 phút kinh hoàng' khi tàu vũ trụ NASA hạ cánh xuống sao Hỏa

Thiết kế của bộ phận hạ cánh sử dụng cho chuyến thám hiểm sao Hỏa lần này có vẻ ngoài tương tự như khoang tàu vũ trụ trong các sứ mệnh Apollo thám hiểm Mặt trăng những thập niên 1960-1970, theo CNN.

Bộ phận đáp có thiết kế hình nón, cùng phần đáy phẳng và nhẵn. Phần đáy của khoang tàu chính là giáp chống nhiệt, được thiết kế nhằm bảo vệ robot thám hiểm sao Hỏa vượt qua bầu khí quyền khá mỏng của "hành tinh đỏ".

Robot hạ cánh như thế nào?

Quá trình hạ cánh được đánh giá là phần thách thức hàng đầu của sứ mệnh gửi tàu thám hiểm đến hành tinh thứ tư trong Thái Dương hệ. Khoang đáp sau khi rời khỏi hệ thống du hành không gian phải vượt qua bầu khí quyển nhiều biến động.

Theo các nhà khoa học, khoang chứa robot thám hiểm sao Hỏa bay xuyên qua bầu khí quyển với vận tốc ban đầu hơn 19.700 km/h. Góc rơi của khoang tàu phải đạt chính xác 12 độ. Nếu góc thấp hơn, robot có thể dội ngược trở vào vũ trụ. Nếu góc rơi quá dốc, robot sẽ bị thiêu rụi và sứ mệnh thám hiểm thất bại.

'7 phut kinh hoang' khi tau vu tru NASA ha canh xuong sao Hoa hinh anh 1
Toàn bộ quá trình rơi của InSight diễn tra trong gần 7 phút, tất cả được tự động hóa. Ảnh minh họa:NASA.

Khoang tàu vũ trụ bảo vệ robot thăm dò sao Hỏa mất khoản 6 phút 45 giây để di chuyển qua lớp khí quyển trước khi bắt đầu quá trình hạ cánh. Trong giai đoạn này, khoang tàu sẽ chịu gia tốc gấp 12 lần trọng lực Trái đất. Giả sử đây là một người nặng 68 kg, trọng lực trong quá trình rơi xuyên tầng khí quyển sao Hỏa sẽ lên đến 1 tấn.

Khoảng 3 phút 30 giây sau khi rời khỏi tầng khí quyển, khoang đáp phóng dù và giảm đáng kể vận tốc rơi. 15 giây sau đó, các vụ nổ đã phá hủy lớp vỏ chống nhiệt ở đáy khoang tàu. Không còn lớp bảo vệ, robot thám hiểm InSight mở càng chuẩn bị hạ cánh.

Những phần còn lại của khoang đáp sẽ tiếp tục rơi thêm gần 2 phút cùng dù bảo hộ. Robot vẫn được bảo vệ khá an toàn bằng khoang tàu hình nón bên ngoài. Khoảng 45 giây trước khi robot InSight hạ cánh, nó được lập trình tự động tách rời khỏi vỏ nón và hướng xuống mặt đất. Ngay lập tức, các tên lửa đẩy được kích hoạt hỗ trợ quá trình hạ cánh.

Thiết kế ba càng đáp và đỉnh hình hộp của InSight tương tự robot thám hiểm Mặt trăng Apollo. Các tên lửa đẩy giúp giảm tốc độ rơi của robot thám hiểm sao Hỏa và kết thúc chuyển động rơi theo phương ngang. Khoảng 15 giây trước khi tiếp đất, robot InSight dần hạ cánh với vận tốc hơn 2 m mỗi giây.

Tín hiệu vô tuyết từ sao Hỏa đến Trái đất truyền đi với độ trễ khoảng 8 phút 7 giây, do đó các nhà khoa học nhận được kết quả hạ cánh của InSight chậm hơn so với diễn biến trên thực địa.

Toàn bộ quá trình hạ cánh diễn ra trong khoảng 7 phút. Tất cả đều được tự động hóa. Các nhà khoa học thiết kế InSight gọi đây là "7 phút kinh hoàng" của sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa.

Nghĩa địa của các robot vũ trụ

Các chuyên gia của NASA hoàn toàn có lý khi lo sợ sứ mệnh gặp sự cố. Sao Hỏa được ví von là "nghĩa địa" của những robot thám hiểm thất bại.

Cơ quan không gian của nhiều nước đã thử phóng robot lên sao Hỏa tổng cộng 44 lần, trong đó mới có 18 lần các thiết bị thăm dò hạ cánh thành công. 23 lần các robot bị phá hủy và 3 lần thiết bị thăm dò đạt được giai đoạn xoay quanh quỹ đạo sao Hỏa nhưng không thể hạ cánh.

NASA đặt rất nhiều tham vọng cho sứ mệnh InSight lần này. Khác với robot thăm dò Curiosity được Mỹ gửi lên sao Hỏa vào năm 2012, InSight sẽ không chu du trên bề mặt mà được đặt cố định nhằm nghiên cứu lớp vỏ "hành tinh đỏ".

Thiết bị thăm dò sẽ phát sóng vô tuyến để các nhà khoa học trên Trái đất theo dõi. Bằng các tính toán kỹ lưỡng về sự thay đổi tầng số vô tuyến, họ sẽ nghiệm được độ nghiêng của sao Hỏa khi tự quay xoanh trục, tương tự như Trái đất. Kết quả này giúp con người hình dung rõ thêm về lõi của hành tinh, chẳng hạn như các thành tố và nhiệt độ nóng chảy trong lõi.

'7 phut kinh hoang' khi tau vu tru NASA ha canh xuong sao Hoa hinh anh 2
Thiết bị thăm dò InSight không di chuyển như "người anh" Curiosity năm 2012, mà được đặt cố định để đo đạt các chỉ số liên quan đến lớp vỏ sao Hỏa. Ảnh:NASA.

InSight còn triển khai một thiết bị đo địa chấn để theo dõi các chuyển động địa chất, cũng như các đợt thiên thạch va chạm với sao Hỏa. Việc theo dõi sóng địa chấn sẽ giúp con người hiểu thêm về cấu tạo bên trong của hành tinh.

Mục tiêu thứ 3 của sứ mệnh thám hiểm là đo nhiệt độ hành tinh. InSight sẽ khoan gần 5 m vào bề mặt của sao Hỏa. Việc đo nhiệt độ này cho phép các nhà khoa học ước tính lượng nhiệt thoát ra từ sao Hỏa. Biện pháp này cũng giúp NASA xác định rõ hơn về nhiệt độ cận lõi hành tinh.

Những thông tin này sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều điều về quá trình hình thành của sao Hỏa. Nó đồng thời làm giàu thêm kho kiến thức về cách thức những thành tinh thể rắn, tương tự như Trái đất, được hình thành và phát triển ra sao.

Việc theo dõi nhiệt độ tầng sâu của sao Hỏa có thể làm sáng tỏ thêm về xác suất tìm thấy nước trên "hành tinh đỏ". Bề mặt hành tinh có thể đủ ấm để nước trở thành dạng lỏng chứ không ở trạng thái đóng băng. Phát hiện ra nước dạng lỏng sẽ mang ý nghĩa then chốt đối với giấc mơ thám hiểm sao Hỏa.

Các ảnh chụp thăm dò thời gian qua có thể đã phát hiện được một hồ nước bị chôn vùi trên sao Hỏa, hứa hẹn nhiều tiềm năng khám phá. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa có đủ dữ liệu vững chắc để kết luận. Kịch bản nhiệt độ bề mặt sao Hỏa đủ ấm để nước được duy trì ở dạng lỏng sẽ mang ý nghĩa quan trọng đối với các nhà thám hiểm trong tương lai.

Thám hiểm Thái Dương hệ là bước đầu tiên để nhân loại theo đuổi giấc mơ thám hiểm những vì sao xa xôi hơn. Sứ mệnh thăm dò sao Hỏa InSight sẽ cho con người có thêm nhiều kiến thức quý báu, cân nhắc xem liệu du hành vũ trụ có được nhân loại đạt đến trong tương lai gần hay không.

Theo Zing
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.