Khủng bố 'nguy cơ đe dọa toàn cầu', Mỹ làm được gì cho Iraq?

Trước tình hình hiện tại, ông Obama đang phải đối diện với rất nhiều lựa chọn. Mỹ giờ đây có thể làm được gì? Và nước này sẽ làm những gì?
Khủng bố 'nguy cơ đe dọa toàn cầu', Mỹ làm được gì cho Iraq?
Từ Chiến tranh vùng Vịnh 1991 tới cuộc chiến năm 2003 lật đổ Saddam Hussein và những năm tháng đầy rẫy bất ổn sau đó, rõ ràng là hai nước đã có một mối quan hệ rất sâu sắc. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi phiến quân càn quét nhiều vùng miền ở Iraq và siết chặt vòng vây quanh thủ đô Baghdad thì dư luận lại hướng sự chú ý tới Washington.

Nhưng Mỹ giờ đây có thể làm được gì? Và nước này sẽ làm những gì? Theo CNN, Obama hiện đang đối diện với nhiều lựa chọn.

Khủng bố 'nguy cơ đe dọa toàn cầu', Mỹ làm được gì cho Iraq? - anh 1
Phiến quân đã chiếm giữ nhiều thành phố ở Iraq trong mấy ngày qua. (Ảnh: Reuters).

Thứ nhất: Điều quân tới Iraq

Hôm 16/6, Lầu Năm Góc tuyên bố họ chỉ có khoảng 170 lính ở Baghdad và 100 quân ở các địa điểm bí mật xung quanh khu vực với nhiệm vụ bảo vệ Đại sứ quán Mỹ cùng các lợi ích khác của nước này.

Những con số kể trên là thấp hơn nhiều so với sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq trước kia. Lính Mỹ ở lại Iraq không lâu sau khi chế độ đảng Baath của Saddam Hussein bị lật đổ. Trách nhiệm gắn liền với tái thiết đất nước vùng Vịnh từ cách xa 6.000 dặm chỉ là một yếu tố, ngoài ra còn là chuyện bạo lực triền miên.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, số binh sĩ nước này ở Iraq lên đến đỉnh điểm 166.300 người vào tháng 10/2007.

Nhiều người đã chỉ trích gay gắt việc Mỹ rút quân khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Trong số đó có Thượng nghị sĩ John McCain, người luôn bày tỏ sự bất bình với quyết định này và đòi sa thải nhóm an ninh quốc gia của Tổng thống Obama một phần vì những gì đã xảy ra tại Iraq.

"Liệu tất cả những điều này có thể tránh được không?", Thượng nghị sĩ Cộng hòa thuộc bang Arizona đặt ra câu hỏi về tình hình hiện nay ở Iraq mặc dù ông không kêu gọi một hành động quân sự mới. "Câu trả lời là: Hoàn toàn có thể", ông lập luận.

Và cách đơn giản nhất để tạo ra một tác động ở Iraq: Điều quân Mỹ trở lại nước này.

Nhưng điều đó sẽ không xảy ra nữa. Vì trong số các lựa chọn được đặt trên bàn làm việc hiện nay thì đó là lựa chọn duy nhất chính quyền Obama thẳng thừng bác bỏ.

Khủng bố 'nguy cơ đe dọa toàn cầu', Mỹ làm được gì cho Iraq? - anh 2
Chiến binh ISIL bắt các binh sĩ Iraq lên xe tải để đưa họ tới nơi mà chúng sẽ hành quyết họ. Ảnh: AFP

Thứ 2: Mỹ oanh kích

Trong khi quân đội Mỹ có thể không tham gia chiến đấu trên thực địa ở Iraq, nước này vẫn có thể hành động từ trên không.

Hôm 16/6, Ngoại trưởng John Kerry thừa nhận các cuộc oanh kích nhằm vào các mục tiêu ở Iraq hiện đang được xem xét.

Tàu sân bay USS George H. W. Bush và 5 tàu chiến khác đã có mặt tại Vịnh Ba Tư. Hơn 500 lính thủy đánh bộ và hàng chục máy bay đang trong tình trạng trực chiến.

Trước kia, người Iraq rất công khai về khát vọng của họ muốn hạn chế sự tham gia của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, theo một quan chức Mỹ, Chính phủ Iraq giờ lại mong muốn quân đội Mỹ tiến hành các cuộc không kích vào thành viên ISIS (Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria) cùng các nhóm phiến quân khác.

Không lực Mỹ từng chứng minh tính hiệu quả trong các chiến dịch ở Kosovo và Libya.

Tuần trước, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney đã né một câu hỏi về việc liệu Obama có thể tham vấn quốc hội trước khi cử máy bay tới Iraq hay không. Ông nói rằng còn quá sớm để đưa ra câu trả lời, bởi vì tổng thống vẫn chưa quyết định cách thức hành động tốt nhất.

Thứ 3: Cung cấp thêm viện trợ quân sự

Không giống như hai lựa chọn đầu, Chính phủ Mỹ đã làm điều này và tỏ tín hiệu sẽ hành động nhiều hơn nữa.

Một quan chức Bộ Quốc phòng nói rằng, khoảng 15 tỷ USD dành cho trang thiết bị, đào tạo và các dịch vụ khác đã được rót cho Iraq. Và con số đó chưa bao gồm khoảng 1 tỷ USD tiền vũ khí - trong đó có 200 chiếc Humvee - hiện đang được quốc hội cân nhắc.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ thừa nhận như vậy dường như vẫn chưa đủ. Trong số đó có cả Tổng thống Obama, người đã nói hồi tuần trước: "Iraq sẽ cần sự giúp đỡ nhiều hơn nữa từ chúng ta, và họ sẽ cần được giúp đỡ thêm từ cộng đồng quốc tế".

Trong khi đó, hàng tỷ đôla tiền hỏa lực không có vẻ đã mang lại hiệu quả chống lại các chiến binh ISIS ở những nơi như Mosul. Các nhân chứng mô tả họ đã tận mắt chứng kiến lực lượng an ninh Iraq hạ vũ khí, xé bỏ đồng phục để chạy thoát thân.

Thứ 4: Thay đổi chính trị ở Iraq

Đẩy lui ISIS bằng cách chiếm lại Mosul và một số thành phố khác sẽ là một chiến thắng lớn cho Chính phủ Iraq. Nhưng kể cả làm được như vậy cũng chưa thể giành chiến thắng toàn diện nếu nước này không thể lập lại trật tự.

Muốn đạt được mục tiêu ấy, theo các chuyên gia, đòi hỏi Iraq phải giải quyết triệt để "hoạt động chính trị khác thường" ở nước này.

Một vấn đề trong đó là, chính phủ của Thủ tướng Nuri al-Maliki dường như đang phối hợp với chính quyền tự trị người Kurd. Có vẻ các lực lượng Iraq đang kết hợp với các chiến binh Kurd, được biết đến là Peshmerga, để chiến đấu chống lại ISIS.

Giải quyết phân rẽ giữa người Sunni và Shiite, hai giáo phái Hồi giáo lớn ở Iraq, cũng là một vấn đề. Chính phủ của ông Al-Maliki và quân đội Iraq đều gồm phần đông người Shiite, khiến phe Sunni cảm thấy bị gạt bỏ. Do vậy, một số người có thiện cảm với ISIS.

"Trong vài năm qua, chúng ta chưa từng thấy có sự tin tưởng và hợp tác giữa những người Sunni ôn hòa và các lãnh đạo Shiite ở Iraq", Obama nói. "Điều đó góp phần dẫn tới sự yếu kém của nhà nước, và cả trong quân đội".

Phó tổng thống Joe Biden thường xuyên trò chuyện với Thủ tướng al-Maliki để cố gắng tác động một sự thay đổi chính trị, trong đó có khả năng về một chính phủ đoàn kết mới cho phép người Sunni có một vai trò vượt trội. Tuy nhiên, dường như ông Maliki không coi trọng lắm lời kêu gọi của giới chức Mỹ về sự hòa giải và đoàn kết giáo phái.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.