Kinh tế Nhật Bản khởi sắc sau đại dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 25/5, Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố báo cáo hằng tháng, khẳng định nền kinh tế nước này đang dần phục hồi sau đại dịch COVID-19. Báo cáo cho biết “nền kinh tế Nhật Bản đang có những dấu hiệu khởi sắc”, trong bối cảnh "những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh đang suy giảm”.
Kinh tế Nhật Bản khởi sắc sau đại dịch COVID-19

Trong buổi họp báo công bố báo cáo, một quan chức chính phủ cho biết có sự thay đổi trong cách thức phản ánh tình hình xã hội Nhật Bản, đồng thời chia sẻ rằng “các hoạt động kinh tế và xã hội tiếp tục diễn ra, thậm chí ngay cả khi có dấu hiệu cho thấy dịch COVID-19 quay trở lại”.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra những rủi ro đối với nền kinh tế, trong bối cảnh sự lây lan của dịch COVID-19 tiếp tục gia tăng dẫn đến việc Trung Quốc phải phong tỏa trên diện rộng, trong đó có thành phố Thượng Hải, gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Ngoài ra, giá nguyên liệu thô cao tăng do cuộc xung đột tại Ukraine cũng là một nguy cơ đối với nền kinh tế Nhật Bản.

Chỉ số tiêu dùng cá nhân trong tháng 5 này đã “thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế”. Bên cạnh đó, theo thống kê về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) từ tháng 1-3/2022, chỉ số tiêu dùng cá nhân không thay đổi, thậm chí ngay cả trong bối cảnh sự lây lan của biến thể Omicron tăng 2,5% trong quý trước. Tiêu dùng cá nhân nhiều khả năng sẽ tiếp tục phục hồi, đặc biệt là khi người dân có thể tự do đi lại sau khi các quy định phòng dịch được dỡ bỏ vào hoàn toàn vào cuối tháng 3 vừa qua.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nhât Bản đã khởi sắc lần đầu tiên trong 5 tháng là tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực sản xuất, nhà hàng… ngày càng tăng. Ngoài ra, kể từ tháng 12/2007, lần đầu tiên Nhật Bản nhận định “giá tiêu dùng đã tăng lên trong thời gian gần đây”. Chỉ số giá tiêu dùng thiết yếu, trừ thực phẩm tươi sống, đã tăng 2,1% trong tháng 4 vừa qua, so với cùng kỳ năm 2021, do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao.

Lần đầu tiên sau 25 tháng, Nhật Bản đã thay đổi quan điểm tiêu cực về sự phát triển của nền kinh tế thế giới, song lại nhận định rằng sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc đang “chững lại” do các hạn chế phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt.

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.