Kỹ thuật cứu mạng phi công trên tiêm kích đang rơi

(Ngày Nay) - Thoát hiểm là hành động rời máy bay gặp sự cố nhằm bảo toàn sinh mạng, nhưng quá trình này đòi hỏi nhiều kỹ thuật để phi công tiếp đất an toàn.
    Phi công thoát hiểm ngay trước khi chiếc F-16 đâm xuống đất. Ảnh: Reddit.
    Phi công thoát hiểm ngay trước khi chiếc F-16 đâm xuống đất. Ảnh: Reddit.

    Phóng ghế thoát hiểm là thứ không phi công tiêm kích nào muốn dùng đến, vì nó đồng nghĩa với việc họ phải từ bỏ chiếc máy bay đắt tiền. Quá trình thoát hiểm phức tạp bằng ghế phóng cũng có thể khiến các phi công gặp thương tích nghiêm trọng, theo Popular Mechanics.

    Các phi công tiêm kích đều đeo dù và bộ đai an toàn gắn vào ghế ngồi. Khi máy bay gặp sự cố, phi công sẽ kích hoạt hệ thống đẩy dưới ghế ngồi của mình. Rocket dưới ghế khai hỏa sẽ đẩy phi công ra khỏi buồng lái, ra xa máy bay trước khi bung dù. Quá trình này chỉ kéo dài trong vài giây.

    Lực đẩy mạnh tới mức dây an toàn có thể làm bầm cả hai vai, thậm chí gãy xương đòn của phi công. Phi công cần thu đầu gối và khuỷu tay thật gọn, nếu không chân tay có thể bị đứt lìa nếu đập vào thành buồng lái.

    Trên các loại tiêm kích hai chỗ hiện đại, ghế thoát hiểm được đồng bộ, chỉ cần một người kích hoạt ghế để cả hai phi công cùng thoát ra. Nhưng với các máy bay đời cũ như T-38 Talon, mỗi người sẽ phải tự kích hoạt ghế của mình.

    Phi công ở ghế sau thoát hiểm ra trước, nếu không luồng lửa từ rocket ghế trước sẽ phụt thẳng vào họ. Sau khi thoát khỏi máy bay, ghế sẽ tự động tách rời, dù hãm mở ở độ cao vừa phải để phi công chạm đất ở tốc độ an toàn.

    Hệ thống thoát hiểm được thiết kế tự động, nhưng trong các tình huống khẩn cấp, không ai có thể đảm bảo rằng mọi thứ sẽ hoạt động chính xác như thiết kế. Thông thường, dù hãm tự động bung ở độ cao 4.300 m hoặc thấp hơn. Nếu mở ở độ cao lớn hơn, phi công có thể bị lạnh cóng và thiếu oxy. Bên cạnh đó, không khí loãng khiến việc mở dù nguy hiểm hơn, đủ sức gây thương tích cho người lái.

    Nếu rơi ở độ cao dưới 4.300 m và dù không mở, phi công phải tự kéo dây mở tán dù. Nhận biết cao độ là điều quan trọng, nhưng rất khó khăn trong tình trạng khẩn cấp. Một số phi công chia sẻ cách nhận biết đơn giản nhất là "nếu thấy mặt đất ngày càng lớn và nhanh chóng, hãy kéo dây dù".

    Nếu dù mở ở độ cao lớn hơn 4.300 m và phi công bị khó thở, họ cần bấm nút ở bên phải đai an toàn để khởi động hệ thống cung cấp oxy dự phòng, đủ cho phi công thở trong vòng 8 phút.

    Các trục trặc có thể xảy ra

    Khi thoát hiểm, phi công cần nhanh chóng đánh giá tình hình để xác định bước tiếp theo. Họ cần kiểm tra địa hình phía dưới, độ cao mở dù và chuẩn bị tiếp đất.

    Trong trường hợp thoát hiểm tầm thấp, phi công chỉ có thể quan sát tán dù để đảm bảo nó mở hoàn toàn, sau đó co chân, gập đầu gối chuẩn bị cho cú tiếp đất. 

    Nếu thoát hiểm ở độ cao khoảng 3.000 m, phi công sẽ có thời gian ngắn trên không để chuẩn bị cho cú tiếp đất. Đầu tiên họ cần quan sát tán dù, kiểm tra dây dù có bị xoắn hay không. Nếu dây bị xoắn, phi công cần túm dây dù, tách chúng ra hoặc đá chân thật mạnh để xoay người gỡ rối.

    Nếu dù bị kẹt và không thể gỡ rối, người lái buộc phải cắt dây. Trong đồ bay có một túi nhỏ chứa dao móc dành riêng cho việc này. Nguyên tắc bất biến là không được cắt quá 4 dây dù. Trong trường hợp cắt 4 dây mà không tìm được dây rối, phi công sẽ phải chấp nhận tình hình, chuẩn bị cho một cú tiếp đất mạnh.

    Tiếp đất

    Sau giai đoạn kiểm tra, việc cần làm là nâng kính che mắt và bỏ mặt nạ. Phi công cũng phải đảm bảo ghế tự rơi ra, đồ bay và nhu yếu phẩm vẫn được treo phía dưới. Nếu rơi xuống nước, họ sẽ khởi động phao cứu sinh bằng cách kéo hai tay nắm, nếu không phao sẽ tự bật ra khi chạm nước.

    Trong trường hợp suôn sẻ, nhà sản xuất yêu cầu phi công kéo cả hai dây lái xuống tới hông, điều đó sẽ cắt đứt 4 dây ở một bên dù. Quá trình này đẩy dù tiến về phía trước với tốc độ khoảng 9,3 km/h.

    Sau khi cắt bỏ dây, mục tiêu là sử dụng dây lái dù ngược chiều gió để hạ cánh thẳng xuống đất. Tư thế tiếp đất chính xác gồm khép chân, co đầu gối, gập cằm gần ngực. Động tác hạ cánh cũng tương tự trường hợp mở dù ở độ cao thấp, nhằm giảm thiểu lực tác động lên cơ thể.

    Nếu hạ cánh thành công, phi công sẽ phải chờ lực lượng cứu hộ tới giải cứu. Trong đồ bay có bè cứu sinh tự bơm phồng cùng thiết bị như pháo sáng, khói tín hiệu, dao, đồ sơ cứu, nước uống và nhiều đồ tiếp tế cơ bản khác. Có thể mất nhiều giờ thậm chí nhiều ngày để đội cứu hộ tìm thấy phi công, đặc biệt khi trời tối hoặc họ rơi ở địa điểm xa xôi.

    Nếu phải thoát hiểm khỏi máy bay chiến đấu, phi công nhiều khả năng phải chịu nhiều vết bầm tím và xây xước, có thể là cả gãy xương và đứt dây chằng. Tuy nhiên, trên tất cả, họ vẫn giữ được tính mạng sau thảm kịch.

    Theo Vnexpress
    Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
    Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
    (Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
    Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
    Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
    (Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
    Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
    Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
    (Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
    Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
    (Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
    Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
    Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
    (Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
    Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
    Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
    (Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
    Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
    Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
    (Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
    Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
    Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
    (Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.