Lá chắn bảo vệ Guam trước tên lửa đạn đạo Triều Tiên

(Ngày Nay) - Mỹ và Nhật Bản triển khai nhiều hệ thống Aegis và THAAD để bắn hạ các tên lửa Triều Tiên nhắm vào Guam.
    Tàu tuần dương Mỹ thử tên lửa SM-3 Block IIA. Ảnh: UPI.
    Tàu tuần dương Mỹ thử tên lửa SM-3 Block IIA. Ảnh: UPI.

    Triều Tiên hôm 10/8 hé lộ kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm xa (IRBM) Hwasong-12 xuống khu vực xung quanh đảo Guam, nơi đặt nhiều căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các tên lửa này nhiều khả năng sẽ bị lá chắn phòng thủ của Mỹ và Nhật Bản bắn hạ trước khi bay tới đích, theo Bussiness Insider.

    Chuyên gia quân sự Alex Lockie cho biết để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên, Mỹ và Nhật Bản đã bố trí mạng lưới phòng thủ tên lửa quy mô, gồm nhiều tàu khu trục lớp Arleigh Burke, một tổ hợp Aegis mặt đất (Aegis Ashore) ở Nhật Bản và một Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Guam.

    "Bước đầu tiên để ngăn chặn tên lửa Triều Tiên là Mỹ và Nhật Bản phải bàn về điều kiện, thời điểm cho phép họ bắn hạ các quả đạn", chuyên gia phân tích Roger Baker của Stratfor nhận định. Nếu tên lửa Triều Tiên nhắm vào khu vực nguy hiểm, cả hai nước sẽ phối hợp đánh chặn. Ngược lại, nếu chúng rơi xuống biển, Mỹ - Nhật sẽ án binh bất động.

    Khi xác định tên lửa của Bình Nhưỡng có thể gây ra đe dọa, Washington và Tokyo sẽ triển khai hàng loạt tàu chiến trang bị hệ thống Aegis hiện đại đến các vị trí tối ưu, dọc đường bay của quả đạn.

    Lực lượng đánh chặn tầm xa chủ lực của Mỹ tại châu Á là 16 tàu tuần dương và khu trục trang bị hệ thống Aegis, trong đó 5 chiếc đóng quân thường trực tại cảng Yokosuka, Nhật Bản. Tokyo cũng sở hữu 6 tổ hợp Aegis trên các khu trục hạm lớp Kongo và Atago tối tân.

    Radar mảng pha quét điện tử thụ động AN/SPY-1D trên Aegis có thể phát hiện và bám bắt nhiều loại tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn tới tầm xa. Mỗi tàu chiến lớp Arleigh Burke, Atago và Kongo được trang bị 4 đài radar AN/SPY-1D, cho phép theo dõi cùng lúc 800 mục tiêu ở mọi hướng. Hệ thống Aegis cũng có thể lấy dữ liệu từ radar tầm xa AN/TPY-2, một thành phần của lá chắn THAAD.

    Khi mục tiêu được nhận dạng, một trong 6 tàu chiến mang tên lửa SM-3 của Mỹ hoặc Nhật sẽ khai hỏa. Đây là loại đạn chuyên đánh chặn ngoài khí quyển, có nhiệm vụ tiêu diệt tên lửa đạn đạo đối phương trong pha giữa hành trình. Phiên bản SM-3 Block IIA mới nhất có tầm bắn tới 2.500 km, đạt tốc độ 16.200 km/h.

    Trong trường hợp tên lửa Triều Tiên lọt qua được hệ thống chiến đấu Aegis, nó sẽ phải tiếp tục đối mặt với khẩu đội THAAD trang bị 48 tên lửa đánh chặn và hệ thống radar AN/TPY-2 được Mỹ triển khai ở Guam từ tháng 4/2013.

    "THAAD và Aegis có đủ năng lực đánh chặn tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên. Nếu hai hệ thống cùng được triển khai, tỷ lệ bắn hạ thành công là 96%", Mike Elleman, chuyên gia về phòng thủ tên lửa tại Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), nhận định.

    Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và Nhật Bản mới chỉ vận hành trong điều kiện thử nghiệm, chưa từng được kiểm chứng trong thực chiến. Nếu lá chắn này để lọt một tên lửa Triều Tiên rơi xuống khu vực gần đảo Guam, uy tín của quân đội Mỹ và Nhật Bản sẽ bị tổn thất nghiêm trọng.

    Với nguy cơ tổn hại uy tín của lá chắn phòng thủ quá lớn, Mỹ và Nhật sẽ không đánh chặn tên lửa của Triều Tiên trừ khi chúng gây ra mối đe dọa thực sự, chuyên gia Alex Lockie nhấn mạnh.

    Theo Vnexpress
    Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
    Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
    (Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
    Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
    Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
    (Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
    Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
    Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
    (Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
    Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
    (Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
    Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
    Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
    (Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
    Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
    Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
    (Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.