Lạ miệng với vị cay đắng của món gỏi sầu đâu

Gắp một miếng gỏi sầu đâu, ta sẽ nếm trải đầy đủ hương vị trên đời, vị béo của thịt ba rọi, ngọt mát của tôm tươi, vị mặn của cá rô, vị chua của xoài, vị đắng của sầu đâu.
Lạ miệng với vị cay đắng của món gỏi sầu đâu

Sầu đâu là loại cây hoang dã có họ với xoan, lá nhỏ, mỏng, mọc đối xứng qua cuống. Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch thì sầu đâu cho đọt lá và những chùm bông nhỏ li ti như hột é. Người ta hái cả lá lẫn bông bó từng bó nhỏ đem bán ngoài chợ và được người dân mua về để trộn chung với các nguyên liệu khác như khô cá sặc, thịt ba chỉ, tôm luộc, dưa leo, xoài sống, các loại rau thơm... tạo nên món gỏi sầu đâu đặc trưng nổi tiếng chỉ có ở những vùng đất này.

Sầu đâu mọc nhiều nhất ở vùng Châu Đốc - An Giang, Hà Tiên - Kiên Giang... Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc - An Giang) hoặc Hà Tiên - Kiên Giang, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều bó lá và hoa sầu đâu được bán khắp chợ.

Lạ miệng với vị cay đắng của món gỏi sầu đâu - anh 1

Món gỏi sầu đâu được biết đến là món ăn của người Campuchia, dùng như một món rau trong bữa cơm hằng ngày. Món ăn này du nhập vào Việt Nam thông qua những gia đình người Khơ me sinh sống ven biên giới Việt Nam.

Người sành ăn món này cho rằng sầu đâu ngon nhất là hoa và lá non. Vì vậy để chế biến món ăn này, nguyên liệu chính là lá non và hoa sầu đâu. Do loại lá có vị rất đắng nên người dân đã biết cách tiết chế vị đắng bằng cách sau khi lặt những lá non, rửa sạch, rồi cho lá vào nồi chần qua nước sôi để giảm vị đắng (khi chần nên cho ít muối vào để giữ màu xanh của lá). Tuy nhiên, nếu muốn giữ trọn vẹn vị đắng của sầu đâu thì không cần trụng qua nước sôi, mà chỉ ướp nước đá cho lá sầu đâu được tươi giòn.

Lạ miệng với vị cay đắng của món gỏi sầu đâu - anh 2

Để có được món gỏi sầu đâu đòi hỏi người làm cũng phải tỉ mỉ, công phu. Cá lóc nướng trui bằng rơm mới cho thơm, rỉa bỏ xương. Thịt ba rọi luộc chín tới, xắt sợi. Tôm thẻ luộc (nếu là tôm càng xanh nướng xé nhỏ càng ngon) lột vỏ, bỏ đầu. Khô cá sặc nướng than đước, xé nhỏ. Tất cả (ngoại trừ cá lóc) trộn đều với dưa leo, cà chua xắt mỏng, me chín, xoài sống bằm sợi, nêm nước mắm nhĩ, đường, bột ngọt vừa ăn, để 5 phút cho thấm. Sau đó cho thịt cá lóc, rau thơm cùng ớt xắt lát lên mặt là xong. Thế nhưng gỏi sầu đâu dù có được làm công phu thế nào mà nước chấm pha chế không đúng cách cũng giảm đi giá trị. Nước chấm ngon là tuyệt đối không dùng chanh, chỉ sử dụng me. Chính chén nước chấm này giúp người ta thưởng thức hết cái hương vị đậm đà của gỏi. Người ta cũng có thể thưởng thức sầu đâu với cá trèn xông khói. Vị đắng của sầu đâu làm cho vị cá khô thêm ngọt.

Gỏi sầu đâu hoặc lá sầu đâu có thể dùng kèm với cơm nóng hoặc ăn kèm với bún cá lóc, mắm thái, cá linh. Gắp một miếng gỏi sầu đâu, ta sẽ nếm trải đầy đủ hương vị trên đời, vị béo của thịt ba rọi, ngọt mát của tôm tươi, vị mặn của cá rô, vị chua của xoài, vị đắng của sầu đâu. Khi ăn mới đầu có cảm giác đăng đắng ở đầu lưỡi nhưng khi nuốt vào thì lại có cảm giác ngọt thanh trong cuống họng, càng ăn càng nghiện.

Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.