Lạm phát khiến người Ai Cập phải 'gõ cửa' các điểm ăn miễn phí

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Lạm phát tăng vọt khiến cho cuộc sống của người dân Ai Cập gặp rất nhiều xáo trộn. Ngay cả trong tháng lễ Ramadan, tình trạng giá cả hàng hoá leo thang, thiếu hụt lương thực thực phẩm vẫn tiếp tục xảy ra.
Lạm phát khiến người Ai Cập phải 'gõ cửa' các điểm ăn miễn phí ảnh 1

Các tín đồ Hồi giáo tham gia lễ cầu nguyện tại một thánh đường ở thủ đô Cairo trong tháng lễ Ramadan.

Mức lạm phát lương thực lên đến 62%

Không đủ khả năng mua thức ăn cho gia đình ngay cả trong tháng lễ Ramadan, bà Noura Ayad đã phải đưa ba đứa con của mình đi nhận bữa ăn từ thiện do một đơn vị phân phát tại thủ đô Cairo, Ai Cập. “Gia đình chúng tôi đã hết thịt gà kể từ ngày thứ 10 trong tháng lễ”, bà Ayad cho biết. Gia đình bà hiện đang sống dựa vào thu nhập từ công việc lái xe của người chồng, thế nhưng khoản tiền ít ỏi ấy đang bị bào mòn từng ngày do lạm phát liên tục tăng cao tại Ai Cập. “Chúng đang cố sống sót qua cuộc khủng hoảng này”, bà Ayad tâm sự.

Tính riêng trong tháng Ba, với mức lạm phát gần 33% và lạm phát lương thực 62%, những con số gần chạm ngưỡng cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ, cuộc sống của người dân Ai Cập gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, họ dần không còn đủ khả năng chi trả những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Bà Ayad chỉ là một trong số hàng trăm người trong buổi ăn “tập thể”, được tổ chức phi lợi nhuận Aal El Beit hỗ trợ, diễn ra gần nhà thờ Hồi giáo Al-Hussein vào tháng lễ Ramadan.

Trong vòng một năm qua, đồng bảng Ai Cập đã mất gần một nửa giá trị so với đồng USD, đẩy giá tiêu dùng tăng hơn hai lần khiến hàng triệu người dân tại quốc gia nhập siêu này rơi vào cảnh nghèo đói. Số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy, ngay cả trước cuộc khủng hoảng, đã có đến 30% người dân Ai Cập phải sống dưới mức nghèo đói, và đến nay ngày càng có nhiều đối tượng dễ bị tổn thương hơn, khiến tỷ lệ này chưa có dấu hiệu suy giảm.

Lạm phát khiến người Ai Cập phải 'gõ cửa' các điểm ăn miễn phí ảnh 2
Hàng dài người dân chờ mua bánh mỳ baladi tại một cửa tiệm ở Ai Cập.

Theo nhận định từ một số chuyên gia tài chính, cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Ai Cập nhiều khả năng sẽ tiếp tục “trượt dài”, bởi chính phủ nước này sẽ buộc thả nổi đồng tiền, như một phần điều kiện của gói cứu trợ trị giá 3 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Hoạt động nhập khẩu “tắc nghẽn”

Trong hơn một năm qua, nhiều gia đình khó khăn tại Ai Cập đã phải cắt giảm các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là thịt cũng như các nhu yếu phẩm khác, để có thể duy trì cuộc sống với mức tài chính eo hẹp. Một số người thậm chí đã phải “vật lộn” kiếm sống để có một bữa tối, sau chuỗi ngày nhịn ăn uống trong tháng lễ Ramadan.

“Số người tìm đến các điểm hỗ trợ bữa ăn miễn phí ngày một đông hơn, trong khi giá hàng hoá tiếp tục tăng chóng mặt. Số tiền từ thiện mà chúng tôi chi ra trong tháng lễ Ramadan cao hơn gấp năm lần thời điểm thông thường, thế nhưng vẫn không cung cấp đủ bữa ăn cho mọi người”, Mahmoud Emam, tình nguyện viên của tổ chức Aal El Beit, cho biết.

Bên cạnh việc đồng tiền suy yếu, chính phủ Ai Cập vẫn tiếp tục tăng giá nhiên liệu trong nước. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân đẩy giá cả tiêu dùng tại quốc gia này tăng mạnh. Đến nay, không có mặt hàng nào không bị ảnh hưởng bởi tình trạng lạm phát, kể cả cà phê và bột mì, một trong những nguyên liệu quan trọng để làm bánh baladi - thực phẩm thiết yếu của đa số gia đình tại quốc gia Bắc Phi này.

Lạm phát khiến người Ai Cập phải 'gõ cửa' các điểm ăn miễn phí ảnh 3
Người dân chen chúc mua hàng tại một khu chợ thực phẩm do chính phủ Ai Cập điều hành ở thủ đô Cairo.

“Trước đây, các gia đình tại Ai Cập, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, người dân đều tự làm bánh mì baladi. Họ quan niệm rằng việc phải đi mua bánh mì ở bên ngoài là điều đáng xấu hổ, bởi đó là dấu hiệu của sự lười biếng, tự mãn và thiếu cố gắng trong cuộc sống”, ông Refaat Abdel Aal, 68 tuổi, sống ở làng el-Adadiya, chia sẻ. “Nhưng việc chi phí nguyên liệu tăng tới 70% chỉ trong vòng một năm, mọi người hiện phải xếp hàng bên ngoài mua bánh mì bên ngoài các cửa tiệm do chính phủ điều hành. Ít nhất họ có thể nhận được bánh mì trợ cấp ở đó ngay cả khi nó không có mùi vị như những chiếc bánh họ tự làm ở nhà”.

Tuy nhiên, dù là quốc gia nhập siêu từ nước ngoài, nhưng do chủ trương tiết kiệm ngoại tệ nhằm nâng mức dự trữ ngoại hối, hoạt động nhập khẩu hàng hoá thiết yếu tại Ai Cập hiện gặp rất nhiều điểm “tắc nghẽn”. Tình trạng này khiến cho hàng hoá ở những cửa tiệm do chính phủ nước này điều hành cũng rất hạn chế.

“Hàng dài người dân xếp hàng chờ mua gạo, nhưng sau cùng họ chỉ đợi được một thông báo ‘hết hàng’. Khi mọi người biết có gạo, họ đã gọi rất đông người thân trong gia đình, họ hàng, thậm chí cả bạn bè của mình đến để mua gạo. Họ cố gắng mua nhiều nhất có thể, bởi hàng hoá đang dần trở nên khan hiếm”, ông Ahmed Samir, nhân viên thu ngân tại một khu chợ thực phẩm do chính phủ Ai Cập điều hành ở phía đông thủ đô Cairo, cho biết.

“Tôi đã nhiều lần xếp hàng và đi tìm mua gạo, thịt trong những tháng gần đây. Tôi nghe nói rằng có thể mua gạo ở khu chợ thực phẩm do chính phủ điều hành, nhưng khi đến nơi, tôi chẳng thể tìm thấy gì ở đó”, ông Mostafa El Sayed, 62 tuổi, kể lại.

Emam Ragab, một công chức đang nuôi ba đứa con với mức lương 4.000 bảng Ai Cập mỗi tháng (tương đương gần 130 USD), cho biết thực phẩm được bán ở những khu chợ do chính phủ điều hành không rẻ hơn nhiều so với thực phẩm tại các siêu thị thông thường. “Chính phủ nên tăng cường hỗ trợ người dân trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay”, cô Ragab chia sẻ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.