Làm thế nào để vượt qua suy thoái, tập trung đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cơ hội đầu tư và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế là chủ đề được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thảo luận sôi nổi tại Hội thảo Khoa học quốc gia năm 2023 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới”. Hội thảo do Đại học Phenikaa tổ chức ngày 12/12 tại Hà Nội.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa phát biểu khai mạc Hội thảo
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra các ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế tới đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Tình trạng lạm phát gia tăng và chính sách ứng phó với lạm phát của Mỹ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Vấn đề hạn chế chuyển dịch dòng tiền do người dân thắt chặt chi tiêu sau đại dịch. Ảnh hưởng của Covid-19 đến dòng tiền các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam…

Các chuyên gia cũng đã trình bày các nghiên cứu đi sâu vào thực trạng của từng lĩnh vực và thảo luận đưa ra giải pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trong giai đoạn mới tại 3 phiên thảo luận song song của Hội thảo.

Làm thế nào để vượt qua suy thoái, tập trung đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới? ảnh 1

Các chuyên gia kinh tế cùng thảo luận về các cơ hội đầu tư và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Nhiều nghiên cứu đã nhận được sự quan tâm của các khách mời tham dự như “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng dịch vụ công trực tuyến” của nhóm tác giả Trương Tuấn Linh, Nguyễn Thị Thanh Huyền (Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phennikaa) và Ngô Mai Phương (Khoa Hệ thống thông tin kinh tế, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên).

Theo đó, các tác giả đã trình bày về các ưu điểm của dịch vụ công trực tuyến như có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí đi lại và thời gian cho doanh nghiệp, người dân vì họ được nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến thay vì chỉ với hình thức trực tiếp như trước đây. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng được giảm đáng kể khối lượng giấy tờ công việc. Tuy nhiên, chưa có nhiều phân tích định lượng cụ thể về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng dịch vụ công trực tuyến. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ hài lòng dịch vụ công trực tuyến của người dân là gì? Mức độ ảnh hưởng ra sao?

Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra các gợi ý cần đào tạo, bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm, tinh thần làm việc, sự phụng sự của cán bộ khi trao đổi, giải quyết công việc cho người dân. Người dân càng được tham gia nhiều vào việc giám sát, góp ý; đồng thời nếu việc tiếp thu và giải quyết các kiến nghị, góp ý của người dân được đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cũng sẽ làm tăng mức độ hài lòng về dịch vụ công trực tuyến của họ.

Làm thế nào để vượt qua suy thoái, tập trung đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới? ảnh 2
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Nghiên cứu “Bền vững tài chính trong phát triển du lịch cộng đồng Tây Nguyên” của các diễn giả Dương Ngọc Lang và Hoàng Nam Hướng, Khoa Du lịch, Trường Đại học Yersin Đà Lạt; Nghiên cứu “Chất lượng dịch vụ kiểm toán, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng - trường hợp các công ty niêm yết tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thuận, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa; Nghiên cứu “Nhân tố đẩy và kéo trong lựa chọn điểm đến du lịch tại Việt Nam hậu đại dịch COVID 19: Tiếp cận từ lý thuyết động cơ du lịch và hình ảnh điểm đến” của các tác giả Trần Thị Minh Hòa, Đào Trung Kiên, Khoa Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Phenikaa… cũng đã dành được nhiều sự quan tâm và góp ý của các chuyên gia, giảng viên và sinh viên kinh tế.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Thị Minh Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa đánh giá, Hội thảo Khoa học quốc gia năm 2023 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả quản trị, vượt qua suy thoái, đầu tư cho giai đoạn tăng trưởng mới” là cơ hội để các diễn giả trình bày các kết quả nghiên cứu của mình, đồng thời là cơ hội để các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận về các bài toán kinh tế cũng như đề xuất, kiến nghị các giải pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển trong bối cảnh mới. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin và hoạch định các chiến lược phát triển trong giai đoạn tới đây.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.