Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân và nàng thơ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ba nhà báo Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân, Lê Thiếu Nhơn cùng in chung một tập thơ để lưu lại kỷ niệm tình bạn từ thuở đôi mươi.

Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân được biết đến là ba cây viết quen thuộc của làng báo văn nghệ Sài Gòn hơn hai mươi năm nay. Chơi với nhau từ thuở đôi mươi, mỗi người đều có những lựa chọn hướng đi của riêng mình trên lĩnh vực báo chí, với “nàng thơ”, cả ba đều có cho riêng mình những tập thơ mang đậm dấu ấn cá nhân.

Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân và nàng thơ ảnh 1

Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân qua nét vẽ của họa sĩ Đức Lâm

Từ năm 1997-2009, Lê Thiếu Nhơn đã có đến 5 tập thơ gồm Bài ca trong ánh mặt trời, Trong bóng người xưa, Dốc gió, Bản tường trình giấc mơ đi vắng. Trần Hoàng Nhân làm thơ từ thời sinh viên nổi tiếng với những bài thơ đăng trên Áo Trắng, Mực Tím. Năm 2005 anh ra mắt tập thơ đầu tay Nằm im đợi nắng thức, tiếp đó là tập Người mong khoảng cách để mà nhớ, xuất bản năm 2012. Riêng Ngô Nguyệt Hữu cũng làm thơ từ rất sớm nhưng đến năm 2016 mới in tập thơ Mai kia mốt nọ mình rời bỏ người ta.

Cuối năm 2023, giữa bộn bề của cuộc sống, bao lo toan để đối phó với "suy thoái kinh tế" thì bất ngờ bạn bè đồng nghiệp, anh chị em văn nghệ và báo chí Sài Gòn nhận tin Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân, vừa in chung một tập thơ. Đây cũng là lần đầu tiên ba cây bút là ba nhà báo cũng là bạn bè từ thuở thiếu thời đứng tên chung trong một tập thơ.

Tuyển tập thơ của Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân, được xem như là “một sự lạ giữa đời thường”, bởi thực tế hiện rất nhiều người đã tạm “quên thơ” để lo cơm áo gạo tiền... Nhưng với ba nhà thơ thì khác, năm 2023 chính là cột mốc đẹp nhất để họ cùng có chung một tác phẩm. “Chúng tôi chơi với nhau từ ngày ấy, ngoảnh lại thời gian đã điểm bạc mái đầu. Có lần chúng tôi hỏi nhau, hơn hai mươi năm trôi qua đã lưu dấu được gì rõ nét hay chỉ như những áng mây bay qua bầu trời quên lãng? Việc in chung tập thơ này chính là lưu lại chút gì để nhớ thêm trên dòng thời gian vô cùng vô tận về tình bạn của chúng tôi...”, Trần Hoàng Nhân nói.

Và đúng như vậy, Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân, mỗi người chỉ chọn 20 bài thơ để đưa vào tuyển tập. “Chúng tôi chơi với nhau từ tuổi đôi mươi, tuổi đẹp nhất, tuổi mơ mộng nhất của đời người. Con số hai mươi nhắc nhớ về thời tươi đẹp ấy. Tất nhiên, chúng tôi không ngừng mơ mộng dù đôi lúc có bị gián đoạn bởi dòng đời xô đẩy, vì không có giấc mơ thì con người ta dễ bị nhấn chìm vào hiện thực của kiếp người nhiều khi tăm tối, làm thơ cũng là cách để sự mộng mơ được duy trì. Mỗi tác giả tự chọn 20 bài tuy không nhiều nhưng thể hiện được phần nào giấc mơ ấy trong hơn hai mươi năm qua”, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn chia sẻ.

Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân và nàng thơ ảnh 2

Tuyển tập thơ Lê Thiếu Nhơn - Ngô Nguyệt Hữu - Trần Hoàng Nhân (NXB Đà Nẵng, tháng 11/2023)

Nói là thơ chung nhưng mỗi nhà thơ đều có những nét rất riêng, mỗi người đều có bút pháp phong cách riêng để chuyển tải tâm tư tình cảm của mình qua phương tiện chung là thơ ca đến với người đọc.

Thơ Lê Thiếu Nhơn thường trăn trở với hiện thực trái ngang của cuộc sống, câu chữ lúc ngậm ngùi trầm buồn lúc gào thét đớn đau:

Tôi trở thành dân oan của đời tôi

Một bước tới mắc sông, hai bước lui mắc núi

Bầu trời vẫn cao màu mây xanh lầm lũi

Phác thảo phơi từng mùa ủ dột lương tri.

Ngô Nguyệt Hữu thì gần như mang tất cả những cảm xúc của nội tâm sâu thẳm của mình để phơi bày lên từng câu chữ. 20 bài thơ của Ngô Nguyệt Hữu chọn đưa vào tuyển tập thì có đến 15 bài thơ lục bát. Lục bát của Ngô Nguyệt Hữu đong đầy hoài niệm về quá khứ, về những điều nay không còn nữa:

Tôi về, hỏi ngọn gió xa

Mải vui có nhớ quê nhà hay không?

Hay:

Ta về hỏi lại con đường

Bàn chân ngày cũ lạc phương nào rồi

Con đường không chịu đáp lời

Hàng cây nhẫn nhịn tiễn người lại qua...

Với Trần Hoàng Nhân, thơ là “một cuộc chơi vui vẻ ít tốn kém nhất". Anh nói vui: “Người ta chơi iPhone bản mới nhất, chơi siêu xe, chơi cây cảnh còn tốn hơn chơi in thơ như vầy. Nhà nghèo chơi thơ là nhẹ nhàng nhất...”. Vì vậy Trần Hoàng Nhân cũng mang cái “cà rỡn” của mình vào trong thơ một cách rất tài tình. Đùa mà thật, thật mà thật mà đùa, đó là cảm giác khi đọc thơ của Trần Hoàng Nhân. Cái vui trong thơ của Trần Hoàng Nhân cũng chính là cái khiến cho người ta ngậm ngùi:

Lạy nải chuối trên bàn

Chuyển từ xanh sang vàng

Mình tu hoài chưa chín

Lạy mùi hương đi ngang

Và:

Trời cho cái đẹp bên ngoài

Để che bớt cái mệt nhoài bên trong

Tuyển tập thơ của Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân, đã được “bảo chứng” bằng những bài viết giới thiệu của ba nhà văn nhà thơ đàn anh là Vũ Quần Phương, Nguyễn Nhật Ánh và Lê Minh Quốc, đặc biệt hơn là mỗi nhà thơ chỉ viết riêng cho một người. Nhà thơ Vũ Quần Phương viết về Lê Thiếu Nhơn, nhà thơ Lê Minh Quốc viết về Ngô Nguyệt Hữu, và Nguyễn Nhật Ánh viết cho Trần Hoàng Nhân.

Tập thơ của ba nhà báo Lê Thiếu Nhơn, Ngô Nguyệt Hữu, Trần Hoàng Nhân ra đời cũng minh chứng rằng dù bất cứ hoàn cảnh nào thì những người làm nghề viết báo không ngừng mộng mơ. Điều đáng trân trọng nhất có lẽ là việc họ biết tách bạch rõ ràng giữa hai công việc: Làm báo để mưu sinh - làm thơ để trải lòng.

Ở cuối phần lời tựa cho tập thơ, ba tác giả cũng nhắn gửi: “Người viết rất hạnh phúc khi tác phẩm của mình được đọc như tìm được tri âm. Nếu ai đó đang cầm trên tay tập thơ này và đang đọc tức người đó là bạn và hy vọng trở thành tri âm của chúng tôi. Mong lắm thay”.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...