Loài động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

(Ngày Nay) - Một giống chuột nhỏ màu nâu sống trên một hòn đảo ngoài khơi phía bắc Australia là loài động vật có vú đầu tiên trên thế giới bị tuyệt chủng do "biến đổi khí hậu do con người gây ra", chính phủ nước này tuyên bố.

Loài động vật có vú đầu tiên tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Một loài chuột nhỏ có tên khoa học là Bramble Cay melomys từng sinh sống trên một hòn đảo nhỏ trên rạn san hô Great Barrier, rộng khoảng 5ha và nằm ở eo biển Torres, giữa bang Queensland và Papua New Guinea.

Theo một báo cáo được công bố bởi Đại học Queensland năm 2016, loài động vật có vú này đã không được nhìn thấy trong gần 10 năm qua và bị tuyên bố tuyệt chủng sau những nỗ lực bảo tồn "toàn diện". Chính phủ Australia chính thức xác nhận thông tin vào hôm thứ Hai tuần này.

Nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng đối với loài gặm nhấm này là do mực nước biển dâng cao trong suốt thập kỷ qua, dẫn đến "mất môi trường sống nghiêm trọng", theo báo cáo năm 2016.

"Đây không phải là một quyết định đáng bị xem nhẹ", Geoff Richardson, trợ lý thư ký về môi trường và năng lượng, phát biểu trước các thành viên của Thượng viện Australia. "Khi một loài nào đó được liệt kê là tuyệt chủng, về cơ bản nó sẽ không nhận được bất kỳ sự bảo vệ nào."

Hàng trăm loài gặm nhấm được cho là xâm chiếm hòn đảo vào những năm 1970. Nhưng dân số của chúng nhanh chóng giảm sau đó. Đến năm 1992, số lượng các loài gặm nhấm đã giảm mạnh đến nỗi chính quyền bang Queensland đã xếp loại loài này là có nguy cơ tuyệt chủng.

Nhiều người chỉ trích các nỗ lực bảo tồn của chính phủ Australia, cho rằng sự tuyệt chủng của loài chuột này càng làm nổi bật việc thiếu các phương pháp để bảo tồn động vật hoang dã.

"Sự tuyệt chủng của loài Bramble Cay melomys là một thảm kịch", Thượng nghị sĩ đảng Greens, Janet Rice - người đang chủ trì một cuộc điều tra của Thượng viện về cuộc khủng hoảng tuyệt chủng của đất nước, tuyên bố.

"Việc lạm dụng khai thác than của các chính phủ thuộc hai đảng Lao động và Tự do là án tử hình đối với nhiều loài động vật đang bị đe dọa khác của chúng ta", bà Rice nói.

Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, gần 8% tất cả các loài trên toàn thế giới có thể bị tuyệt chủng, một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Connecticut cho thấy. Australia, New Zealand và Nam Mỹ được coi là có nguy cơ cao nhất.

Theo CNN
TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.