Lương 4 triệu yên/năm không giữ được chân nhân sự IT Việt Nam tại Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể từ nửa sau của những năm 2010, làn sóng thúc đẩy chuyển đổi số nổi lên mạnh mẽ. Đó cũng là lúc ngành công nghệ thông tin (IT) ở Nhật Bản đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Với nguồn nhân lực trẻ và tài năng, vai trò của Việt Nam trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tồn tại một thực trạng là ngay cả sinh viên Việt Nam cũng đang có tâm lý “rời khỏi Nhật Bản”.
Lương 4 triệu yên/năm không giữ được chân nhân sự IT Việt Nam tại Nhật Bản

Đại học Bách Khoa là một trong những cơ sở đào tạo hàng đầu của Việt Nam với những chương trình học tiếng Nhật và chương trình học IT với những tái hiện giống như ở Nhật.

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực IT tiếng Nhật nhận được nguồn tài trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản, được duy trì nhờ Sun Asterisk, một công ty chuyên phát triển hệ thống dịch vụ web có trụ sở tại Việt Nam với hơn 1.400 nhân viên. Gần như ngay sau khi thành lập công ty tại Tokyo, Sun Asterisk mở công ty pháp nhân tại Hà Nội vào năm 2013, tập trung vào các dịch vụ cho start-up tại Nhật Bản. Năm 2020, công ty đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo Mothers.

Sun Asterisk tiếp quản chương trình học vào năm 2014. Từ ý tưởng “đào tạo nhân lực IT chất lượng cao biết tiếng Nhật”, công ty đã chuyển đổi mô hình từ việc du học sang làm việc tại Nhật Bản. Số sinh viên đăng ký chương trình học tăng chóng mặt.

Đây là một chương trình học khá nặng, với tổng cộng hơn 1.000 giờ học, bao gồm 600 giờ học tiếng Nhật, 250 giờ học IT thực tiễn bằng tiếng Nhật, thêm 320 giờ học dành cho các sinh viên đã được tuyển dụng. Thế nhưng, chương trình học này vẫn thu hút không ít sinh viên bởi họ sẽ có cơ hội làm việc tại Nhật Bản.

Chất lượng sinh viên theo học chương trình này được đánh giá rất cao. Trường có những sinh viên thực tập từ xa cho Microsoft hay Meta. Anh Sanada Masashi, phụ trách chương trình đào tạo này cho biết, mặc dù sinh viên phải dành thời gian học tiếng Nhật, nhưng các bạn có điểm TOEIC khá cao, có bạn còn đạt 975 điểm.

Lương 4 triệu yên/năm không giữ được chân nhân sự IT Việt Nam tại Nhật Bản ảnh 1

Công ty TNHH Sun Asterisk và Đại học Bách khoa Hà Nội đã thành lập "Trung tâm EdTech".

Lương 4 triệu yên/năm không giữ được chân nhân sự IT Việt Nam tại Nhật Bản ảnh 2

CEO của Sun Asterisk, ông Kobayashi Taihei.

Dù vậy, giới kỹ sư IT ở Việt Nam có một nhận định chung là tiêu chuẩn tiền lương và giá đơn hàng của công ty Nhật Bản thấp hơn so với Mỹ. Giá đồng yên rẻ cũng khiến hình ảnh “Nhật Bản rẻ hơn” trong mắt người Việt. Tiến sĩ Nguyễn Phi Lê, Phó Trưởng Bộ môn Công nghệ phần mềm Đại học Bách Khoa đã bày tỏ quan ngại về sức hấp dẫn của Nhật Bản trong tương lai.

Mức lương mà phía các doanh nghiệp Nhật đưa ra khi muốn kết nối với sinh viên là 4,2 triệu yên/năm, khoảng 700 triệu đồng. Ngoài ra, còn có phụ cấp nhà ở, đi lại và chu cấp chi phí khi trở lại làm việc ở công ty chính. Có những công ty còn đưa ra mức lương là 7 triệu yên, gần 1,2 tỷ đồng. Nhưng CEO của Sun Asterisk, ông Kobayashi Taihei cũng thấy đau đầu về việc tuyển dụng nhân sự.

“Trước đây, sinh viên thường lo lắng mức lương của mình có lên tới 4 triệu yên hay không, còn bây giờ thì tâm lý lại là 4 triệu yên thôi sao. Quả thật mọi việc đã thay đổi quá nhiều trong vòng 10 năm nay”, ông cho biết. “Trong vòng 5, 10 năm tới, nguồn nhân lực người Nhật sẽ rẻ hơn (nhân lực người Việt), và được công ty Việt Nam ưu ái hơn, thì cũng không có gì là lạ”./.

Theo HONTO TV
Đối tượng N.P.T tại cơ quan công an.
Hà Nội: Xử phạt đối tượng nhắn tin 'bắt cóc, tống tiền' giả
(Ngày Nay) - Ngày 28/9, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ việc đối tượng nhắn tin "bắt cóc, tống tiền" giả, Công an quận Hai Bà Trưng đang củng cố hồ sơ, tài liệu để xử phạt hành chính đối với N.P.T (sinh năm 1991, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử theo Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Khách quốc tế đến Hà Nội vượt chỉ tiêu đề ra cả năm 2023
(Ngày Nay) -  Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 9 tháng của năm 2023, tổng khách du lịch đến thành phố ước đạt 18,9 triệu lượt khách, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 3,2 triệu lượt khách, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 15,7 triệu lượt khách, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 69,3 nghìn tỷ đồng, tăng 66,9% với cùng kỳ năm trước.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến phố Thủ đô
Tình trạng tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến phố Thủ đô
(Ngày Nay) - Mưa lớn kéo dài từ đêm đến sáng 28/9/2023, trên địa bàn Hà Nội đã gây ngập tại nhiều tuyến phố, khu dân cư. Tình trạng giao thông tắc nghẽn giữa mưa lớn khiến việc đi lại, sinh hoạt của người dân Thủ đô bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhằm kiểm soát tốt hơn trong quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đao 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.
Tổ chức Hội thảo 'Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đối với dược phẩm, mỹ phẩm và TPCN'
(Ngày Nay) - Sáng ngày 28/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: Dược phẩm, Mỹ phẩm và TPCN: Thực trạng và giải pháp” tại Nha Trang để trao đổi, thảo luận đánh giá đúng thực trạng, dự báo đúng tình hình, đưa ra các giải pháp sát hợp nhất, căn cơ nhất, hiệu quả nhất cho công tác này.