Lượng khách du lịch toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt hơn 10 tỷ lượt người

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và Liên đoàn các Thành phố Du lịch Thế giới cho biết doanh thu từ du lịch toàn cầu năm 2023 sẽ đạt 5.000 tỷ USD, tương đương 86,2% doanh thu toàn ngành của năm 2019.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo báo cáo Xu hướng Kinh tế Du lịch Thế giới 2023, số lượng khách du lịch toàn cầu trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt 10,78 tỷ lượt người, bằng 74,4% so với mức của năm 2019.

Báo cáo trên, do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) và Liên đoàn các Thành phố Du lịch Thế giới đồng công bố ngày 10/5, cho biết doanh thu từ ngành du lịch-lữ hành toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD, tương đương 86,2% doanh thu toàn ngành của năm 2019.

Trong năm 2022, số lượng khách du lịch toàn cầu đạt 9,57 tỷ lượt người, đem lại nguồn doanh thu 4.600 tỷ USD.

Báo cáo nhận định, sau đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia đã thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy, phục hồi ngành du lịch, từng bước cải thiện ngành du lịch toàn cầu.

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng doanh thu của du lịch đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của thương mại toàn cầu.

Giám đốc trung tâm nghiên cứu du lịch của CASS, Song Rui, nhận định lĩnh vực kinh tế du lịch toàn cầu đang dần phục hồi và chuẩn bị chào đón nhận một tương lai tươi sáng hơn.

Tuy nhiên, bà Song cũng lưu ý rằng sự phục hồi của ngành du lịch nằm trong sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô và một nền kinh tế toàn cầu không chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến triển vọng của ngành du lịch.

Để tạo ra và nắm bắt các cơ hội trong tương lai, ngành công nghiệp du lịch-lữ hành, chính phủ, các thành phố du lịch và các lĩnh vực liên quan cần phải cùng nhau xây dựng sự đồng thuận, đưa ra các quyết định sáng suốt một cách khoa học và hợp tác làm việc, đồng thời tăng cường ý tưởng và biện pháp mới nhằm hồi sinh ngành du lịch thế giới, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển.

Báo cáo thường niên Xu hướng Kinh tế Du lịch Thế giới ra mắt lần đầu tiên vào năm 2016. Đây là nguồn thông tin hữu ích, nhằm đưa ra những phân tích chuyên sâu về ngành du lịch, những dự báo khoa học và lời khuyên có giá trị để phát triển du lịch toàn cầu.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của công ty du lịch Arival (Thái Lan), phải đến năm 2025 thì “ngành công nghiệp không khói” - đặc biệt là các hoạt động du lịch và điểm tham quan, mới vượt qua mức đỉnh từng đạt được trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.

Với tiêu đề “Triển vọng trải nghiệm du lịch 2019-2025," nghiên cứu của Arival dự báo rằng ngành du lịch châu Á-Thái Bình Dương sẽ đạt doanh thu 67 tỷ USD vào năm 2024 và 75 tỷ USD vào năm 2025.

Giám đốc điều hành của Arival, ông Douglas Quinby, cho biết khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã hứng chịu đợt đại dịch tồi tệ nhất và buộc phải đóng cửa biên giới.

Nhưng nhu cầu đi lại trong khu vực đang tăng nhanh khi nhiều biên giới đã được mở và khuyến khích du khách quay trở lại du lịch và chi tiêu.

Thách thức bây giờ đối với ngành du lịch toàn cầu là chuẩn bị sẵn sàng cho dòng nhu cầu tăng nhanh từ khắp châu Á-Thái Bình Dương.

Lượng đặt phòng trực tuyến trên khắp châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng hơn gấp 3 lần trong giai đoạn 2019-2025 khi nhóm khách du lịch trẻ tuổi được xem là nhân tố sẽ định hình sự phục hồi của ngành du lịch.

Các nền tảng trực tuyến trên toàn khu vực sẽ được hưởng lợi nhờ xu hướng này. Theo ông Quinby, khách du lịch thế hệ Gen Z (sinh sau năm 1995) và Millennials (sinh từ 1981-1995) khao khát trải nghiệm ở châu Á và sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ du lịch.

Do đó, các nhà khai thác cần chuẩn bị để đáp ứng những nhu cầu du lịch mới từ nhóm du khách trẻ này, ví dụ như tổ chức tour theo nhóm nhỏ, tour mang tính khám phá và có thể đặt trước trên điện thoại di động, với những khoảnh khắc đáng giá có thể đăng trên mạng xã hội như Instagram và TikTok.

Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Người dân vận chuyển nhu yếu phẩm vào hỗ trợ người dân trong vùng lũ xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Chương trình nghệ thuật "Việt Nam kiên cường" chung tay vì đồng bào vùng bão lũ
(Ngày Nay) - Nhằm chung tay hỗ trợ đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hà Nội Mới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lời Phật dạy về năm thứ báu khó có được ở đời
Lời Phật dạy về năm thứ báu khó có được ở đời
(Ngày Nay) - Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời. Thậm chí Thế Tôn còn ví họ như “chư Thiên Đao-lợi khi đi dạo công viên, thì uy nghi và sự trang sức cũng không khác đoàn người đó mấy”.