Mầm họa IS – Bước đi sai lầm của Mỹ?

Bất chấp các cuộc không kích bất kể ngày đêm của Mỹ hay những chiến dịch đánh bại IS của Iraq, Syria thì khủng bố IS vẫn ngang nhiên phát triển và nhận được ủng hộ trên toàn cầu.
Mầm họa IS – Bước đi sai lầm của Mỹ?

Mầm họa IS đến từ đâu?

Tin tức trên một tờ báo nổi tiếng của Đức dẫn các tài liệu mật thu được tại Syria cho biết, khủng bố IS không đơn thuần là một lực lượng cuồng tín, tàn bạo mà thực chất hoạt động rất bài bản về quân sự và tình báo. Tổ chức này được cho là ra đời từ một nhóm tướng lĩnh cấp cao từng phục vụ dưới thời Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Mầm họa IS – Bước đi sai lầm của Mỹ? - anh 1

Khủng bố IS hiện đang là mối đe dọa an ninh lớn nhất trên toàn cầu

Khi quân đội của chính quyền Saddam Hussein tan rã sau cuộc xâm lược của Mỹ hồi năm 2003, hơn 40.000 cựu quân nhân đã bị cấm không được làm việc cho chính quyền và bị từ chối trả lương hưu.

Không chỉ vậy, các cựu lãnh đạo dưới thời Saddam Hussein cũng bị Thủ tướng Nouri Al-Maliki phân biệt đối xử với mục đích thanh lọc các cựu quan chức đảng Baath khỏi quân đội, chính quyền và giảm bớt vai trò của người Hồi giáo Sunni. Đây được cho là nguyên nhân đã đẩy họ tới chỗ đóng vai trò lớn trong IS và IS đã lợi dụng cơn giận dữ, oán hận của người Sunni ở miền Bắc Iraq để trỗi dậy.

Một nguồn tin cho rằng, phần lớn thủ lĩnh của lực lượng này là cựu quan chức Iraq. Một cựu phiến quân IS tên là Abu Hamza, vốn rời IS và trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ vào năm ngoái, nói với tờ báo này rằng anh ta nhận lệnh từ các cựu quân nhân dưới thời Saddam Hussein. Thậm chí, ngay cả các chỉ huy của IS ở Syria cũng có các viên phó là người Iraq và họ mới thực sự là người ra lệnh.

Theo Abu, các cựu nhân viên tình báo Iraq đã mang kỹ năng của họ sử dụng trong lực lượng tình báo của IS.

IS vươn vòi bạch tuộc ra khắp thế giới

Ba năm sau khi Mỹ lật đổ chính quyền Saddam Hussein, năm 2006, một nhóm chiến binh Hồi giáo Sunni thành lập cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo Iraq”. Theo ông Cole Bunzel, chuyên gia về Nhà nước Hồi giáo IS ở Đại học Princeton của Mỹ, sau khi thủ lĩnh của tổ chức này là Abu Umar Al-Baghdadi bị tiêu diệt vào năm 2010, một nhân vật khác tên là Ibrahim Awad Ibrahim Al-Badri Badri lập tức trở thành tân lãnh đạo của “Nhà nước Hồi giáo Iraq”. Bardi sau đó đổi tên thành Abu Bakr Al-Baghdadi.

Mầm họa IS – Bước đi sai lầm của Mỹ? - anh 2

Nhà nước Hồi giáo IS đang được rất nhiều nhóm Hồi giáo cực đoan trên thế giới quy thuận

Không chỉ dừng lại ở việc chiếm đóng một vùng rộng lớn của Iraq và Syria, IS đang tiếp tục lôi kéo và dụ dỗ những người cực đoan trẻ tuổi gia nhập hàng ngũ của chúng, đồng thời gia tăng ảnh hưởng tại một số nơi khác.

Hãng tin AFP dẫn báo cáo của Ủy ban các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết, tỷ lệ các tay súng nước ngoài gia nhập các nhóm khủng bố và cực đoan tăng cao chưa từng có trong lịch sử, chủ yếu tập trung hoạt động tại Syria, Iraqvà đang ngày càng mở rộng tại Libya.

Theo báo cáo nói trên, số lượng các tay súng nước ngoài tăng khoảng 71% từ giữa năm 2014 đến tháng 3/2015. Hiện có khoảng 25.000 chiến binh nước ngoài đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới vừa gia nhập hàng ngũ chiến đấu của các nhóm cực đoan Hồi giáo.

Mầm họa IS – Bước đi sai lầm của Mỹ? - anh 3

Hiện có khoảng 25.000 chiến binh nước ngoài đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới vừa gia nhập các phiến quân Hồi giáo cực đoan

Các tay súng này chủ yếu đến từ Tunisia, Morocco, Pháp và Nga, trong khi cũng xuất hiện làn sóng mới các phần tử thánh chiến tới từ Madives, Phần Lan, Trinidad và Tobago hay từ một số nước thuộc tiểu vùng Sahara của châu Phi.

Tổ chức nghiên cứu khủng bố Intel Center (Mỹ) vừa công bố bản danh sách 31 nhóm cực đoan thể hiện sự ủng hộ và trung thành với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Theo Intel Center, 31 nhóm thánh chiến này nằm rải rác trên khắp thế giới theo hình vòng cung, từ phía tây của Algeria tới phía đông của Indonesia.

Tội ác kinh hoàng của phiến quân IS vẫn còn tiếp tục nếu Mỹ và liên quân chống IS không có những biện pháp triệt để.

Như vậy, có thể thấy sự can thiệp quân sự của Mỹ vô hình trung tạo ra IS, và đây được cho là một “sai lầm chiến lược” của nước này.

Hồ sơ nhóm khủng bố IS: Hành trình tội ác từ năm 2004 đến 3/2015

2004: Abu Musab al-Zarqawi thành lập al-Qaeda ở Iraq.

Tháng 7/2004: Abu Musab al-Zarqawi bị tiêu diệt trong 1 cuộc tấn công của Mỹ. Abu Ayyub al-Masri (còn gọi là Abu Hamza al-Muhajer) lên thay thế.

Tháng 10/2006: Abu Ayyub al-Masri thông báo việc thành lập Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI), đồng thời đề xuất Abu Omar al-Baghdadi làm thủ lĩnh của ISI.

Tháng 4/2010: Abu Bakr al-Baghdadi trở thành lãnh đạo chính thức của ISI sau khi cả Abu Omar al-Baghdadi lẫn Abu Ayyub al-Masri bị giết trong một chiến dịch liên minh giữa Mỹ và Iraq.

Tháng 4/2013: Khủng bố ISI tuyên bố kết nạp nhóm Jabhat al-Nusra (còn gọi là al-Nusra Front, một nhóm hậu thuẫn quân sự của al-Qaeda). Thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi tuyên bố đổi tên ISI thành Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) hay Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS)

Tháng 2/2014: Sau 8 tháng tranh dành quyền lực, al-Qaeda đã cắt đứt mọi liên hệ với nhóm ISIL.

Mầm họa IS – Bước đi sai lầm của Mỹ? - anh 4

Các tay súng IS hành quyết con tin dã man, không thương tiếc

Tháng 5/2014: ISIS bắt cóc 140 nam sinh người Kurd ở Syria và bắt đầu ‘nhồi nhét’ những bài học về thần học Hồi giáo cực đoan.

Ngày 10/6/2014: ISIS kiểm soát thành phố Mosul, miền bắc Iraq.

Ngày 11/6/2014: ISIS tiếp tục kiểm soát thành phố Tikrit, cách thủ đô Baghdad (Iraq) 140 về phía tây bắc.

Ngày 21/6/2014: ISIS kiểm soát thị trấn vùng biên giới Al-Qaim (giữa Iraq và Syria).

Ngày 29/6/2014: ISIS tuyên bố thành lập một thể chế Hồi giáo Caliphate và đổi tên thành Islamic state (Nhà nước Hồi giáo). Caliphate đại diện cho sự thống nhất chính trị của toàn thể cộng đồng Hồi giáo.

Ngày 30/6/2014: Liên Hợp Quốc thông báo khoảng 1,2 triệu người Iraq bị buộc phải rời bỏ nhà cửa đi tha hương.

Tháng 7/2014: Tại Syria, tất cả các thành phố Deir Ezzor đến thành phố biên giới Iraq đều rơi vào tay IS.

Cũng tháng 7/2014: ISIS nắm quyền kiếm soát ‘vựa dầu’ lớn nhất của Syria là al-Omar.

Tháng 7/2014: ISIS giết chết 270 người trước khi kiểm soát ‘vựa’ khí gas Shaer thuộc tỉnh Homs của Syria.

Ngày 19/8/2014: Trong 1 đoạn video đăng tải lên YouTube, khủng bố IS hành quyết bằng cách chặt đầu nhà báo Mỹ James Foley.

Ngày 2/9/2014: IS tiếp tục đăng đoạn video hành quyết dã man nhà báo MỹSteven Sotloff.

Ngày 13/9/2014: IS lại tiếp tục đưa đoạn video hành quyết David Haines với “Thông điệp gửi tới đồng minh Mỹ” nhằm dằn mặt Mỹ và đồng minh.

Ngày 3/10/2014: nhóm khủng bố IS phát hành video ghi lại cảnh công dân Anh Alan Henning bị hành quyết một cách dã man.

Ngày 16/11: IS tiếp tục tung video ghi cảnh một người đàn ông đeo mặt nạ đang đứng trên một thủ cấp đầy máu và thông báo bằng giọng Anh - Anh: “Đây là phần đầu của công dân Mỹ Peter Edward Kassig”.

Ngày 20/1/2015: IS đòi số tiền chuộc 200 triệu USD cho mang sống của 2 con tin người Nhật là Kenji Goto và Haruna Yukawa.

Ngày 24/1/2015: IS đăng tải đoạn video xuất hiện hình ảnh nhà báo Kenji Goto cầm bức ảnh Haruna Yukawa bị cắt đầu.

Ngày 31/1/2015: Đến lượt nhà báo Kenji Goto bị hành quyết dã man.

Ngày 3/2/2015: Phi công người Jordan Moath al-Kasasbeh bị IS thiêu sống trong lồng sắt.

Ngày 6/2/2015: IS tuyên bố các cuộc không kích của Jordan đã giết nữ con tin người Mỹ mà chúng đang giam giữ là Kayla Jean Mueller.

Ngày 15/2/2015: IS phát hành đoạn video cho thấy 21 người Ai Cập theo đạo Thiên chúa bị chặt đầu dã man.

Ngày 26/2/2015: “Thánh chiến John”, kẻ đeo mặt nạ kín mít màu đen thường xuất hiện trong các video hành quyết con tin, bị lât tẩy là một công dân người Aanh, gốc Kuwait, tên là Mohammed Emwazi.

Ngày 1/3/2015: IS phóng thích 19 tù nhân theo đạo Thiên chúa mà không đưa ra lý do.

Ngày 4/3/2015: IS đăng tải bức ảnh 1 người đàn ông bị ném từ một tòa nhà xuống tại Raqqa (Syria) vì buộc tội đồng tính.

Ngày 5/3/2015: IS san bằng thành phố cổ Nimrud của Iraq.

Ngày 7/3/2015: IS đăng tải đoạn thông điệp của kẻ cầm đầu nhóm khủng bố Boko Haram xin quy thuận IS.

Ngày 12/3/2015: Thủ lĩnh IS chấp nhận Boko Haram làm ‘đệ tử’.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

1. Vì sao khủng bố IS lại thu hút các tay súng phương Tây?

2. Báo động: Làn sóng gia nhập IS trên toàn thế giới

3. 31 nhóm thánh chiến xin trung thành cùng Khủng bố IS

4. Khủng bố IS: Hành trình tội ác từ năm 2004 đến 3/2015

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.