Theo tờ DailyMail, nhiều người thường quan niệm rằng hiện tượng trăng tròn (Full Moon) có thể gây ra nhiều loại bệnh tật và các hành vi kỳ lạ.
Nhiều người tin rằng hiện tượng trăng tròn thường gây ra bệnh tật và những điều kỳ lạ |
Không chỉ có vậy, một giả thuyết vẫn còn tồn tại đến ngày nay là rất nhiều người tin rằng hiện tượng trăng tròn lại vô tình trùng hợp với thời gian các bệnh viện đông kín bệnh nhân hoặc đúng thời điểm sinh.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Jean-Luc Margot, một giáo sư thiên văn học tại Đại học California, đã thực hiện một nghiên cứu để chứng minh rằng những quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Nhiều người tin rằng nhiều bệnh nhân nhập viện vào đúng thời điểm trăng tròn |
Ông đã thực hiện các nghiên cứu để chứng minh cho luận điểm của mình một cách tường minh và hợp lý bởi ông lo ngại rằng nếu không được làm rõ rất có thể những quan niệm này sẽ phát triển sâu rộng và ngày càng xa rời thực tế.
Tiến sĩ Margot cho rằng: "Trăng tròn không hề ảnh hưởng đến các vấn đề như tai nạn ô tô, nhập viện, kết quả phẫu thuật, tỷ lệ sống sót do ung thư, kinh nguyệt, vấn đề sinh sản, biến chứng khi sinh, trầm cảm, hành vi bạo lực, và thậm chí hoạt động tội phạm".
Trước đó, một nghiên cứu năm 2004 trên tạp chí y học cho rằng hiện tượng trăng tròn có ảnh hưởng đến vấn đề nhập viện ở một đơn vị y tế tại Barcelona, Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, bác sĩ Margot khẳng định đã có nhiều sai sót trong việc thu thập và phân tích số liệu trong nghiên cứu hồi năm 2004.
Bằng cách tái phân tích dữ liệu, ông đã cho thấy rằng số lượng bệnh nhân nhập viện không hề liên quan đến chu kỳ mặt trăng.
“Mặt Trăng vô tội”, tiến sĩ Margot nói.
Tiến sĩ Margot trích dẫn những gì các nhà khoa học gọi là các 'xác nhận thiên vị ' - xu hướng của người dân để giải thích thông tin một cách để khẳng định niềm tin của họ và bỏ qua những dữ liệu mâu thuẫn với quan niệm của họ. Khi cuộc sống gặp nhiều vấn đề đúng vào ngày trăng tròn thì người ta lại liên tưởng ngay đến quan niệm của mình. Thế nhưng cũng vào ngày trăng tròn mà không xảy ra việc gì thì họ lại chẳng nhớ gì đến điều mà họ tin.
Tiến sĩ Margot cho rằng những quan niệm và niềm tin như vậy có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong xã hội.
Một ví dụ điển hình hiện nay là trong khi dịch sởi gần đây đã được kiểm soát thì các bậc phụ huynh lại nghi ngờ về mức độ an toàn của vắc-xin sởi.
"Vắc xin được sử dụng rộng rãi và là một trong những thành tựu lớn nhất trong y học. Thế nhưng niềm tin vào những điều không có cơ sở khoa học sẽ tạo ra một cái nhìn sai lầm", Tiến sĩ Margot nói. "Chúng ta nên bắt đầu vào việc chấm dứt những ảo tưởng về Mặt Trăng".
Nghiên cứu của Tiến sĩ Margot được công bố trực tuyến trên tạp chí Nghiên cứu của các điều dưỡng.
Xem thêm:
- Đón xem nguyệt thực toàn phần ngắn nhất thế kỷ vào ngày 4/4
- Chiêm ngưỡng hình ảnh có 1-0-2 của nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2015