Theo Tiến sĩ Sue Varma, bác sĩ tâm thần, những cảm xúc này bắt nguồn từ nỗi lo sợ bị bắt nạt tại trường học, những áp lực trong học tập, cũng như việc không thể hoà nhập với nhóm bạn.
"Đó có thể là nỗi lo sẽ bị cô lập, hoặc vì bất kỳ điều gì khác, những nỗi lo chung chung rằng: không biết phải làm quen với những người bạn mới như thế nào, sợ phải ở một mình trong những giờ ra chơi, hay không có bạn ngồi cùng vào giờ ăn trưa"", bà Varma chỉ rõ. Ngoài ra, bài tập về nhà cũng có thể là một tác nhân gây ra vấn đề căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng đến khoảng 50% - 60% trẻ em.
Tiến sĩ Sue Varma cho biết thêm rằng phụ huynh có thể kết nối với con cái thông qua việc hỗ trợ lũ trẻ làm bài tập về nhà để giúp chúng giải quyết vấn đề tâm lý.
"Bản thân tôi cũng có hai đứa con đang tuổi đi học. Tôi xem đó là cơ hội để gắn kết với chúng, từ đó hiểu được một ngày của lũ trẻ diễn ra như thế nào", bà Varma chia sẻ. Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng việc hỗ trợ con cái làm bài tập cũng giúp cha mẹ nắm bắt được những điều cần trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của chúng.
"Khi đã quan sát và hiểu về con mình, phụ huynh hoàn toàn có thể đưa ra đánh giá như "Tôi nhận thấy con tôi đang gặp khó khăn với việc đọc, viết và toán". Và sau đó, phối hợp với giáo viên và nhà trường để giúp đứa trẻ cải thiện việc học", bà Varma cho biết. Đồng thời, nhấn mạnh thêm rằng việc thiết lập một kênh giao tiếp cởi mở với giáo viên là một ý tưởng hay.
"Phụ huynh có thể trao đổi thẳng thắn với giáo viên của các con, "Con tôi có bạn bè trong lớp không? Chúng có thoải mái chia sẻ ý kiến trong lớp không? Chúng có gây mất trật tự không? Chúng có giơ tay phát biểu bài không? Chúng có cảm thấy ngại ngùng không? Chúng tiếp thu và phản hồi giáo viến tốt không? Chúng có cởi mở với những lời chỉ trích không? Chúng có đang phát triển không? Chúng có tiến bộ không?" Cố vấn học tập thực sự có một vai trò rất quan trọng, ranh giới giữa kiến thực, xã hội, cảm xúc và đó là một không gian an toàn để đứa trẻ nảy sinh những lo âu đó", Tiến sĩ Varma cho biết.
Theo vị chuyên gia này, nếu trẻ em ngại ngần chia sẻ những gì đang diễn ra, người lớn nên tránh hỏi những câu hỏi mở như "ngày của con thế nào?". "Thay vào đó, hãy những câu cụ thể và chi tiết hơn, như "Con có gặp bạn mới không?" hoặc "Hôm nay con đã học được gì?"", bà Varma chia sẻ.