Động thái này có thể được công bố sớm nhất là vào thứ Hai, ngày 8/4, theo WSJ. Nếu được thực hiện, nó sẽ đánh dấu lần đầu tiên quân đội của một quốc gia khác bị coi là một nhóm khủng bố. Reuters dẫn lời ba nguồn tin thân cận cũng xác nhận điều này và cho biết Ngoại trưởng Mike Pompeo là người đã thúc đẩy động thái này.
IRGC trước đó đã nằm trong diện trừng phạt của Mỹ: Bộ Tài chính nước này áp đặt lệnh trừng phạt đối với tổ chức quân sự vào tháng 10 năm 2017 theo lệnh hành pháp 9/11 được ban hành từ thời chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush.
"IRGC đã đóng một vai trò trung tâm để Iran trở thành nhà tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới. Việc theo đuổi quyền lực của Iran phải trả giá bằng sự ổn định khu vực và Bộ Tài chính sẽ tiếp tục sử dụng chính quyền của mình để phá vỡ các hoạt động phá hoại của IRGC", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven T Mnuchin nói vào thời điểm đó.
"Chúng tôi đang chỉ định IRGC cung cấp hỗ trợ cho IRGC-QF - thực thể chủ chốt của Iran thực thi các chiến dịch tàn bạo của Tổng thống Syria Bashar al-Assad chống lại người dân của mình, cũng như các hoạt động gây chết người của Hezbollah, Hamas,... Chúng tôi kêu gọi khu vực tư nhân nhận ra rằng IRGC đã hòa vào phần lớn nền kinh tế Iran và những người giao dịch với các công ty do IRGC kiểm soát sẽ gặp rủi ro lớn".
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tuyên bố một tổ chức là khủng bố nước ngoài là "một biện pháp hiệu quả để hỗ trợ cho các hoạt động chống khủng bố và gây sức ép để các nhóm này thoát khỏi hoạt động kinh doanh khủng bố". Nhóm gần đây nhất được thêm vào "danh sách đen" là tổ chức thánh chiến phiến quân Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin, vào ngày 6/9 năm ngoái.
Quyết định chỉ định một nhóm một tổ chức khủng bố được thực hiện với sự tham khảo ý kiến giữa Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Tài chính. Sau khi quyết định được bộ ba đồng ý, Quốc hội sẽ được thông báo và sẽ có 7 ngày để xem xét lại động thái này. Sau khi thời gian chờ đợi kết thúc và các nhà lập pháp không ngăn chặn quyết định, thông báo về chỉ định được công bố trong Công báo liên bang (Federal Registrar) và trở nên có hiệu lực. Tuy nhiên, tổ chức được chỉ định có thể yêu cầu tòa án phúc thẩm Mỹ xem xét lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày tuyên bố chính thức.
Quan hệ giữa Mỹ và Iran trong những năm gần đây đã đạt mức thấp mới sau khi chính quyền Trump rút khỏi hiệp ước hạt nhân Iran (JCPOA) vào tháng 5 năm 2018 và kích hoạt một loạt các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông này.