Mỹ có thực sự ‘trên cơ’ Trung Quốc nếu xung đột xảy ra?

(Ngày Nay) - Theo tờ The New York Times, kịch bản cho một cuộc đụng độ giữa 2 cường quốc sẽ rất khó đoán định bởi sự 'trỗi dậy' mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Ảnh minh hoạ: 24h.com.vn
Ảnh minh hoạ: 24h.com.vn

Bài viết trích dẫn quan điểm của Bret L. Stephens, chuyên gia bình luận của The New York Times. Ông đã đạt giải Pulitzer vào năm 2013 cho những bài bình lụận trên tạp chí The Wall Street Journal.

Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng đến đỉnh điểm

Chúng ta không bao giờ biết chính xác loại tài liệu nào đã bị thiêu hủy tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, trước khi bị Mỹ buộc phải đóng cửa vào ngày 24/7 với cáo buộc đây là một trung tâm gián điệp.

Chúng ta có lẽ cũng không bao giờ biết điều gì đã gây ra vụ cháy thảm khốc trong tháng này trên chiến hạm tỷ đô Bonhomme Richard ngày 12/7 tại San Diego, California.

USS Bonhomme Richard sở hữu năng lực tương đương một tàu sân bay hạng trung, là một trong 4 tàu duy nhất của Hạm đội Thái Bình Dương có khả năng mang theo chiến đấu cơ tàng hình tối tân     F-35B.

Nhưng một điều chắc chắn tất cả chúng ta có thể cảm nhận được, đó là Mỹ sắp bước vào một cuộc xung đột với Trung Quốc - một cuộc chiến mà có thể Mỹ chưa chắc đã nắm lợi thế.

Mỹ có thực sự ‘trên cơ’ Trung Quốc nếu xung đột xảy ra? ảnh 1

Những cột khói khổng lồ bốc lên từ tàu Bonhomme Richard trong vụ hoả hoạn hôm 12/7. (Ảnh: The New York Times)

Quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc được đưa ra sau một loạt những tuyên bố chống lại Trung Quốc từ các quan chức chính phủ. 

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O’Brien coi các lãnh đạo Trung Quốc là những người theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách nửa vời. Giám đốc FBI Christopher Wray cho rằng Trung Quốc đang cố gắng gây ảnh hưởng tới thế giới theo con đường “độc ác". Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì tuyên bố thế giới cần một phiên bản mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, với mũi dùi được chĩa vào Trung Quốc chứ không phải Nga.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Nhưng không thể chối bỏ thực tế rằng: dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đang tăng cường sự áp chế của mình trong nước và ngày càng 'hung hăng' hơn với các quốc gia khác. Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc không hề tỏ ra e dè với những hành động này.

Một số vụ đánh cắp thông tin lớn nhất của Trung Quốc đã xảy ra từ thời của Obama. Đặc biệt, vụ lấy trộm dữ liệu năm 2015 của Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ đã cung cấp cho Bắc Kinh các thông tin bảo mật của gần 22 triệu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ cùng các thành viên gia đình họ. 

Cuối năm 2019, một vụ đánh cắp công nghệ động trời tiếp tục xảy ra. Cuối năm 2019, Hongjin Tan, một nhà khoa học Trung Quốc, đã đánh cắp công nghệ của công ty Phillip 66, có trụ sở tại Oklahoma. Giá trị của công nghệ bị Hongjin Tan đánh cắp lên tới hơn 1 tỷ đô la. Đây được coi là vụ trộm tài sản nước ngoài lớn nhất kể từ khi Đức cướp phá Châu Âu trong Thế chiến II.

Mỹ có thực sự ‘trên cơ’ Trung Quốc nếu xung đột xảy ra? ảnh 2

Hongjin Tan, thủ phạm vụ đánh cắp công nghệ trị giá hơn 1 tỉ USD của công ty Phillip 66. (Ảnh: LinkedIn)

Không chỉ vậy, các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông cũng xuất hiện trước khi ông Trump trở thành Tổng thống, và nhiều khả năng sẽ còn tồn tại một thời gian dài sau khi ông ra đi.

Tất cả những điều này cho thấy Trung Quốc đã trở nên vô cùng ngang ngược trong việc đánh cắp thông tin mật của các quốc gia khác. Trong một tuyên bố, Giám đốc FBI Christopher Wray đã nói rằng hiện tại, cứ 10 giờ 1 lần, FBI phải triển khai một chương trình chống lại các gián điệp Trung Quốc.

Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó. Thực tế tiếp theo, đó là Mỹ đang tự đánh mất ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Á. 

Quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Trump có thể là vì lợi ích của lao động Mỹ. Tuy vậy, Hiệp định này là hàng rào tốt nhất mà Mỹ có thể sử dụng để chống lại sự thống trị về kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Xét trên phương diện này, rút khỏi TPP có thể là sai lầm lớn nhất về mặt chính sách mà Trump đã mắc phải.

Mỹ có thực sự ‘trên cơ’ Trung Quốc nếu xung đột xảy ra? ảnh 3

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ngày 23/1/2017 tại Nhà Trắng. (Ảnh: AFP)

Sai lầm tiếp theo của Trump, đó là việc xem xét rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản, vì “Người Mỹ đã mệt mỏi với việc chi trả quá nhiều cho việc phòng vệ của các nước khác.” Hành động này chỉ làm tăng thêm sự nghi ngờ của các cường quốc Châu Á đối với Mỹ - với tư cách là một đồng minh của họ.

Thực tế cuối cùng, đó là tình trạng xuống cấp của Hải quân Mỹ, được minh chứng rõ nhất bằng vụ hỏa hoạn trên Bonhomme Richard.

"Năng lực quân sự của Trung Quốc đang tăng lên rất nhiều so với các nước khác trong khu vực. Nó giúp Bắc Kinh có thêm nhiều công cụ để thúc đẩy các kế hoạch quyết đoán và quyết liệt hơn", Adam Ni, giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Quốc ở Canberra, Australia, nhận định. 

Trước đó, ông Trump kêu gọi Lầu Năm Góc xây dựng một lực lượng Hải quân gồm có 355 tàu chiến trong vòng 30 năm, tăng 55 so với con số 300 tàu chiến hiện tại. Tuy đã cam kết thực hiện, nhưng dường như không có hy vọng nào để Lầu Năm Góc có thể đạt được mục tiêu này trước năm 2050. Trong khi đó, số lượng tàu chiến hiện tại mà Trung Quốc đang sở hữu đã là 335 - tăng 55% trong chỉ 15 năm.

Mỹ có thực sự ‘trên cơ’ Trung Quốc nếu xung đột xảy ra? ảnh 4

Tàu sân bay Liêu Ninh và biên đội hộ tống hoạt động gần eo biển Đài Loan năm 2017. (Ảnh: SCMP)

Dựa vào tất cả những điều trên, liệu Mỹ có dám chắc rằng mình sẽ giành phần thắng trước Trung Quốc, nếu có một cuộc đụng độ xảy ra sau những xung đột tại Biển Đông hay không?

Theo tôi, cho dù bất cứ ai sẽ trở thành Tổng thống sau cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới, điều đầu tiên ông ta cần làm là chuẩn bị tinh thần đối đầu trực diện với Trung Quốc - mỗi khi quốc gia này có ý định xâm phạm lợi ích và sự ổn định của Mỹ, cũng như của thế giới.

Theo The New York Times
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).