Mỹ kỷ niệm 100 năm vụ thảm sát Tulsa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàng trăm người đã tham dự một nghi lễ tưởng niệm bên ngoài Nhà thờ Giám lý Châu Phi Vernon tại thành phố Tulsa (bang Oklahoma) nhằm đánh dấu 100 năm ngày xảy ra vụ thảm sát phân biệt chủng tộc đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ.
Mỹ kỷ niệm 100 năm vụ thảm sát Tulsa

Theo hãng tin AP, nhiều vị quan chức người da đen, bao gồm chính trị gia Jesse Jackson và mục sư William Barber, đã cùng với các lãnh đạo tín ngưỡng địa phương cầu nguyện và phát biểu bên ngoài nhà thờ từng bị phá hủy khi một đám đông da trắng tràn vào khu phố da đen vào năm 1921.

Họ phóng hỏa, cướp bóc, tàn sát bất kể ai trên đường và san bằng cả một khu vực rộng lớn đông người da đen sinh sống. Ước tính số người chết sau vụ thảm sát lên tới 300 người, hàng nghìn người mất nhà cửa và một cộng đồng da đen được coi là hình mẫu thịnh vượng của nước Mỹ đã bị san phẳng.

Mỹ kỷ niệm 100 năm vụ thảm sát Tulsa ảnh 1

Cụ bà Lessie Benningfield Randle - một trong những nạn nhân còn sống của vụ thảm sát Tulsa. Ảnh: Reuters

Trả lời Reuters, cụ bà Lessie Benningfield Randle, 106 tuổi, cho biết vẫn còn nhớ những ngôi nhà chìm trong biển lửa và các thi thể chất đống trong các thùng xe tải trên đường phố Tulsa.

"Khi đó tôi còn nhỏ, những vẫn nhớ đã phải bỏ chạy khi đám người ấy xông vào nhà", bà Randle hồi tưởng.

Một thế kỷ sau, người da đen trên khắp nước Mỹ và Tulsa đã đổ về hiện trường vụ thảm sát năm xưa, đặc biệt là Nhà thờ Giám lý Châu Phi Vernon.

Nhà thờ này gần như bị phá hủy trong vụ thảm sát, nhưng các giáo dân vẫn tiếp tục hội họp dưới tầng hầm, và nó được xây dựng lại vài năm sau đó, trở thành biểu tượng cho sự kiên cường của cộng đồng người da đen Tulsa.

Trong số những người phát biểu tại buổi lễ ngoài trời có hai nữ Hạ nghị sĩ Barbara Lee, Lisa Blunt Rochester và Thượng nghị sĩ Chris Coons.

Mỹ kỷ niệm 100 năm vụ thảm sát Tulsa ảnh 2

Đám đông cầu nguyện tại Nhà thờ Giám lý Châu Phi Vernon. Ảnh: AP

Bà Rochester cho biết Hạ viện đang chờ phê duyệt một dự luật sẽ tạo ra một ủy ban nghiên cứu và đề xuất các khoản bồi thường cho các nạn nhân của vụ thảm sát và con cháu của họ.

“Chúng ta ở đây để tưởng nhớ, để thương tiếc, để xây dựng lại một cách công bằng", bà Rochester tuyên bố trước đám đông.

Phát biểu vào dịp kỷ niệm lễ Chiến sĩ trận vong, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi người Mỹ "cùng nhau cam kết xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống và giúp xây dựng lại các cộng đồng và cuộc sống đã bị hủy hoại bởi nó".

Ông Biden thừa nhận vai trò của chính phủ liên bang trong việc "tước bỏ của cải và cơ hội khỏi các cộng đồng da đen".

Trong số những cách mà Biden nói rằng ông sẽ giải quyết sự bất bình đẳng chủng tộc đó là "đảm bảo rằng các dự án cơ sở hạ tầng tăng cơ hội, thúc đẩy công bằng chủng tộc và công bằng môi trường và thúc đẩy khả năng tiếp cận hợp lý".

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.