Mỹ lạc quan về giải quyết bất đồng thương mại với Trung Quốc

Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ lạc quan về việc giải quyết bất đồng thương mại giữa nước này và Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái, phía trước) trong cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (thứ 2, phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (phải) tại Washington DC., ngày 10/5/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái, phía trước) trong cuộc gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (thứ 2, phải) và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (phải) tại Washington DC., ngày 10/5/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 13/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về việc giải quyết bất đồng thương mại giữa nước này và Trung Quốc.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã trở về nước sau khi tham gia cuộc đàm phán thương mại tại Trung Quốc cách đây hai tuần. 

Ông chủ Nhà Trắng nêu rõ trong vòng 3-4 tuần tới, Washington sẽ thông báo về việc liệu đàm phán có thành công hay không, đồng thời cho biết ông "có cảm giác đàm phán sẽ rất thành công."

Cùng ngày, Tổng thống Trump thông báo ông dự định gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới khi các nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật Bản. 

Ông dự đoán cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ “rất hữu ích.”

Tuy nhiên, một tài liệu công bố cùng ngày cho thấy Mỹ có kế hoạch tổ chức một phiên điều trần công khai vào ngày 17/6 tới về đề xuất của Tổng thống Trump về việc áp thuế lên một lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD. 

Nếu biện pháp thuế này được áp đặt, hầu như toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ phải chịu các mức thuế cao.

Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, từ nay đến ngày diễn ra phiên điều trần, các nhà ngoại giao, cơ quan và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại có thể đệ trình các ý kiến trước khi giới chức hoàn tất danh sách hàng hóa Trung Quốc sẽ chịu mức thuế lên tới 25%.

Ngày 13/5, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD kể từ ngày 1/6 tới nhằm đáp trả quyết định của Mỹ trước đó vài ngày về việc tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng hóa nhập khẩu từ Bắc Kinh với tổng trị giá 200 tỷ USD. 

Trong suốt quá trình tranh chấp thương mại kéo dài 8 tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới, Mỹ đã tăng thuế đối với lượng hàng hóa có tổng giá trị 250 tỷ USD nhập khẩu Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trị giá 110 tỷ USD. 

Việc Trung Quốc muốn điều chỉnh một số điểm trong dự thảo thỏa thuận thương mại được hai bên dày công xây dựng sau 10 vòng đàm phán đã khiến Mỹ cáo buộc Trung Quốc "quay lưng" với những cam kết. 

Theo Bộ Thương mại Mỹ, trong năm 2018, kim ngạch thương mại của Mỹ với Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, trong đó nhập khẩu đạt 540 tỷ USD và xuất khẩu 120 tỷ USD.

Kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 13/5 tại Mỹ cho thấy 70% số cử tri Mỹ được hỏi tin rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc sẽ mang lại điều kiện kinh tế tốt hơn cho người Mỹ. 

Cụ thể, 36% số người dân Mỹ cho biết các cuộc đàm phán sẽ khiến mọi thứ tồi tệ hơn, trong khi 31% cho rằng các cuộc đàm phán sẽ không tạo ra sự khác biệt. Trong khi đó, 33% còn lại cho rằng các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến nhiều việc làm và cơ hội kinh tế.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các cử tri ủng hộ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Cụ thể, có tới 58% số cử tri của đảng Dân chủ được hỏi tỏ ra bi quan về cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế mà các cuộc đàm phán của Tổng thống Trump với Trung Quốc sẽ mang lại, trong khi 59% số cử tri Cộng hòa cho rằng đàm phán sẽ cải thiện nền kinh tế Mỹ.

Ngoài ra, 82% số cử tri Cộng hòa hài lòng với công việc chung của ông chủ Nhà Trắng, so với 86% số cử tri Dân chủ có quan điểm ngược lại. 

Tâm lý bi quan về tiến trình đàm phán Mỹ-Trung rõ nét hơn ở nhóm người cao tuổi, khi 48% số cử tri từ 65 tuổi trở lên nói rằng các cuộc đàm phán có thể sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ; 38% số cử tri trong độ tuổi từ 50-64 cho rằng các cuộc đàm phán sẽ làm xấu đi các điều kiện phát triển kinh tế./.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.