Hiện tại các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Năng lượng Quốc gia Lawrence Berkeley và Đại học California mới chỉ ứng dụng được loại vải tàng hình này trên những vật thể siêu nhỏ nhưng nguyên lý vận hành hoàn toàn có thể phát triển và áp dụng cho các đồ vật cỡ lớn.
Loại vật liệu tàng hình này được tạo thành từ các khối nanoantenna vàng có độ dày 80 nano-mét, chỉ mỏng manh như lớp da người. Bề mặt thì được thiết kế gồ ghề để thay đổi hướng di chuyển của sóng ánh sáng khiến vật ở bên trong trở nên vô hình.
“Đây là lần đầu tiên một vật 3D hình dạng tùy ý có thể tàng hình trước ánh sáng nhìn thấy”, Xiang Zhang, giám đốc mảng Khoa học Vật liệu tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Barkeley, cho biết. “Áo choàng tàng hình siêu mỏng của chúng tôi trông giống một chiếc áo khoác. Có thể dễ dàng thiết kế và áp dụng. Không những thế, nó có thể được phát triển để áp dụng lên các vật thể cỡ lớn”.
Các siêu vật liệu tàng hình trước đây khá cồng kềnh và khó có thể che giấu những vật thể lớn. Giáo sư Xiang Zhang cùng các đồng sự đã dành cả thập kỷ để nghiên cứu về sự tương tác giữa ánh sáng và siêu vật liệu.
Cuối cùng họ đã thành công bẻ đường đi của ánh sáng và làm vật thể trông như hoàn toàn biến mất khỏi mặt đất. Không những thế, người dùng có thể tắt hoặc mở công năng tàng hình tùy ý.
Xem thêm:
- Công nghệ tàng hình hoạt động như thế nào?
- Chiến đấu cơ tàng hình Mỹ: Những 'bóng ma' đáng sợ trên bầu trời
- Lộ diện vũ khí bí mật chống tàng hình của Hải quân Mỹ
Nguồn Dân Trí